Trẻ em biếng ăn: “thổi bay” nhanh chóng nhờ các mẹo sau

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ em biếng ăn luôn là vấn đề khiến bậc phụ huynh đau đầu. Nhiều cha mẹ đành “buông xuôi” sau đã thử hết cách này đến cách khác nhưng tình trạng trẻ biếng ăn vẫn không thay đổi. Nhưng ba mẹ nên biết rằng trẻ biếng ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ về lâu dài chứ không chỉ trong thời điểm hiện tại. Do đó, bố mẹ hãy tìm hiểu những hệ lụy việc trẻ biếng ăn đồng thời bỏ túi ngay những mẹo hữu ích trong bài viết dưới đây.

1. Tác hại việc trẻ biếng ăn chậm lớn

Trẻ em biếng ăn lâu ngày sẽ gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe

Trẻ em biếng ăn lâu ngày sẽ gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe

Rất nhiều bố mẹ có tâm lý chủ quan khi trẻ biếng ăn vì nghĩ đây là hiện tượng bình thường, diễn ra ở hầu hết trẻ em trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên nếu để bé biếng ăn trong thời thời dài mà không có phương pháp để cải thiện, trẻ sẽ rất dễ phải đối mặt với hệ lụy về cả thể chất lẫn tinh thần như sau:

– Sức khỏe của bé bị ảnh hưởng trực tiếp: việc trẻ biếng ăn làm cơ thể không hấp thụ được chất cần thiết và gây ra các bệnh lý khác nhau. Chẳng hạn như khi trẻ thiếu vitamin A làm cho khô mắt, khô giác mạc; thiếu vitamin B1 có thể gây tê chân tay, phù nề, thiếu vitamin D gây ra bệnh còi xương hoặc rối loạn tăng trưởng…

– Trẻ chậm phát triển não bộ: theo nghiên cứu khoa học trẻ biếng ăn thường có tỷ lệ não chậm phát triển hơn so với trẻ thông thường khoảng 5 năm. Bởi vì trẻ biếng ăn dễ gặp phải tình trạng thiếu các chất cần thiết cho hoạt động của não bộ như: omega 3, omega 6, DHA, sắt, chất béo, chất đạm…

– Suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị bệnh: đây là hệ lụy đương nhiên trẻ phải “đối mặt” khi tình trạng biếng ăn kéo dài. Khi hệ miễn dịch suy giảm, đồng thời trẻ có nguy cơ tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý khác nhất là các bệnh lý về viêm đường hô hấp trên.

– Ảnh hưởng đến chỉ số cảm xúc (EQ): trẻ biếng ăn thường có chỉ số EQ thấp, có xu hướng thụ động, do đó khó hòa nhập lâu dần dẫn đến tự kỷ, học tập kém.

2. Mách mẹ 10 mẹo giúp con hết biếng ăn

2.1 Quy tắc 4 không của bữa ăn trị trẻ em biếng ăn

Trong thời đại công nghệ, không ít những gia đình hiện nay dỗ trẻ ăn bằng thiết bị điện tử như điện thoại, ipad,… Tuy nhiên, bố mẹ không biết rằng việc này rất có hại cho hệ tiêu hóa của bé. Khi đó, trẻ không tập trung vào bữa ăn, không cảm nhận được vị ngon của món ăn cản trở quá trình tiết axit của dạ dày, bé sẽ khó tiêu hóa và kém hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn hơn. Tình trạng diễn ra lâu ngày sẽ gây rối loạn tiêu hóa, việc ăn uống của trẻ sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Thêm vào đó nhiều cha mẹ còn cho bé đi ăn dong hoặc nô đùa với trẻ với mục đích con ăn ngon miệng hơn nhưng vô tình việc này tạo thói quen không tốt ở trẻ.

Vì vậy, mẹ nên nhớ nguyên tắc 4 không trong bữa ăn của con:

– Không TV, điện thoại khi đang ăn.

– Không ăn rong.

– Không cho bé chơi đồ chơi khi ăn.

– Không nô đùa với bé khi ăn.

2.2 Để con “làm người lớn”

Mẹo này là các phụ huynh để con tự chịu trách nhiệm với bữa ăn của mình. Đầu tiên, với trẻ trên 1 tuổi, phụ huynh nên để con tự ăn, không nên bón cho trẻ nữa. Ngoài ra, hãy cho trẻ ngồi cùng ăn với cả gia đình để tạo không khí ăn uống vui vẻ, việc này sẽ hỗ trợ hiệu quả để bé ăn tốt hơn đấy. Mẹ nên biết rằng, trẻ từ 9 tháng trở lên có khả năng tự cầm nắm được nên để khuyến khích bé hào hứng với bữa ăn và kích thích khả năng nhận biết của trẻ, có thể cho bé chọn cầm vài đồ ăn như rau, củ, quả….

Mẹ hãy để bé tự xúc ăn để kích thích cảm giác ăn ngon miệng ở trẻ

Mẹ hãy để bé tự xúc ăn để kích thích cảm giác ăn ngon miệng ở trẻ

Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho trẻ tham gia chọn đồ ăn bằng việc đi siêu thị, tham gia chuẩn bị bữa ăn,…

2.3 Đặt thời gian cho con

Để trẻ ăn uống tốt hơn, phụ huynh nên nhớ đến nguyên tắc thời gian ăn. Thời gian thích hợp cho bữa ăn chính của bé kéo dài trong khoảng 30 phút. Sau thời gian này, dù bé đã ăn được ít hay nhiều thì mẹ cũng nên dừng lại và có thể chuyển thức ăn sang bữa tiếp theo. Việc kéo dài thời gian ăn sẽ hình thành những thói quen xấu của trẻ điển hình việc ngậm thức ăn. Việc này được thực hiện cho cả những bữa ăn phụ, diễn ra khoảng 15 phút.

Đồng thời, mẹ cũng nên quy định về thời gian cố định cho bữa ăn chính và các bữa ăn phụ trong một ngày. Cho trẻ ăn vào giờ cố định sẽ đảm bảo đồng hồ sinh học của trẻ,  trẻ cảm thấy đói, muốn ăn khi đến giờ ăn.

2.4 Lên thực đơn hàng ngày cho con

Việc này không được nhiều cha mẹ áp dụng vì nó đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên đây là một trong những mẹo hiệu quả để trị trẻ biếng ăn cũng như là đảm bảo chất dinh dưỡng bé nạp vào cơ thể mỗi ngày. Các bác sĩ chuyên khoa Nhi cảnh báo rằng việc không lên thực đơn hàng ngày cho bé sẽ tăng nguy cơ trẻ bị thiếu chất. Do đó, mẹ nên kế hoạch khẩu phần ăn hàng ngày cho con vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng vừa có tính đa dạng, phong phú trong thực đơn, tránh việc con cảm thấy nhàm chán các món ăn bị lặp đi lặp lại nhiều lần.

2.5 Mẹ nên nhớ trẻ ăn bằng mắt

Hình thức trình bày món ăn có đẹp mắt, thu hút hay không là một trong những yếu tố giúp kích thích sự thèm ăn của con.

Việc làm đơn giản mà mẹ có thể thực hiện ngay đó là thay đổi bộ bát đĩa ăn hàng ngày của trẻ thành những bộ có hình thù xinh xắn, ngộ nghĩnh để tạo cảm hứng ăn uống cho bé. Ví dụ như những chiếc bát hình chuột mickey, mèo kitty hoặc chiếc cốc có màu sắc bé thích sẽ khiến bé thích thú khi được ăn với những dụng cụ này.

Ngoài ra, mẹ hãy đầu tư công sức vào việc trang trí món ăn để giúp bé ăn ngon, ăn nhiều hơn. Mẹ hãy thử biến tấu những món ăn quen thuộc hàng ngày thành những hình thù nhìn lạ mắt như những người mẹ Nhật vẫn hay làm như trang trí cơm thành chú thỏ, gấu, trái cây đa dạng sắc màu khiến đứa bé nào cũng muốn ăn.

Trang trí khẩu phần ăn của bé đẹp mắt là cách hiệu quả trị trẻ em biếng ăn

Trang trí khẩu phần ăn của bé đẹp mắt là cách hiệu quả trị trẻ em biếng ăn

2.6 Để con đói là một trong những mẹo trị trẻ em biếng ăn

Các phụ huynh nên cho trẻ ăn khi trẻ thấy đói nếu không bữa ăn sẽ trở thành “ác mộng” đối với dạ dày của trẻ.

Nhiều bố mẹ hay sai lầm khi thấy bé đòi ăn bánh kẹo, uống sữa sẽ đáp ứng ngay mà không biết rằng việc này vô tình làm trẻ đầy bụng, không có cảm giác đói và thèm ăn. Các bố mẹ chỉ nên cho ăn vặt tối đa một lần mỗi ngày và sau khi bữa ăn chính đã kết thúc.

Nếu muốn trẻ tiêu hao nhiều năng lượng, dễ đói hơn, hãy khuyến khích trẻ tăng cường các hoạt động vận động như chạy, nhảy, leo trèo,…

Trên đây là 6 mẹo vô cùng hữu ích giúp “thổi bay” tình trạng trẻ em biếng ăn, chậm lớn. Các phụ huynh áp dụng những mẹo trên cùng với việc thật kiên nhẫn để khắc phục tình trạng lười ăn và giúp con phát triển toàn diện nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital