Trẻ bị sốt phát ban phải làm sao để nhanh khỏi bố mẹ đã biết chưa?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Sốt phát ban là căn bệnh nhiều trẻ nhỏ gặp phải. Để không gây nguy hiểm tới sức khỏe của con, bố mẹ cần phải biết cách xử trí căn bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ. Vậy trẻ bị sốt phát ban phải làm sao để nhanh khỏi bệnh bố mẹ đã biết chưa?

1. Đôi nét về bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Sốt phát ban là căn bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan nhanh chóng do tiếp xúc với dịch tiết ra từ cổ họng hoặc nước mũi của trẻ trước khi xuất hiện triệu chứng cụ thể. Thông thường, thời gian ủ bệnh sốt phát ban là khoảng 7 ngày.

Căn bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ thường do các loại virus gây ra, nhất là virus đường hô hấp. Hệ miễn dịch của con trong giai đoạn từ 6 tháng – 3 tuổi còn non yếu nên các loại virus rất dễ tấn công và xâm nhập nên sốt phát ban thường xuất hiện nhiều lần ở trẻ.

Sốt phát ban là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Sốt phát ban là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

2. Biểu hiện của bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ

2.1. Trước khi sốt phát ban

Trước khi sốt phát ban, trẻ nhỏ thường quấy khóc rồi sau đó sẽ sốt. Với từng nguyên nhân gây ra bệnh sốt phát ban thì có những dấu hiệu sốt khác nhau như:

Sốt phát ban do sởi: Trẻ nhỏ thường sốt cao kèm theo triệu chứng chảy nước mũi, ho, mắt đỏ.

Sốt phát ban do Rubella: Trẻ có triệu chứng sốt nhẹ hoặc không sốt.

2.2. Trong khi sốt phát ban

Sau khi trẻ nhỏ có dấu hiệu hạ sốt, các nốt phát ban sẽ nổi lên da. Lúc này, trẻ nhỏ sẽ xuất hiện những triệu chứng khác đi kèm như phân hơi lỏng, tiêu chảy. Thông thường, các nốt phát ban sẽ lan từ mặt tới cổ, ngực, bụng, tay, chân hình thành nên những bọc nước màu đỏ với số lượng từ hàng chục tới hàng trăm. Trong trường hợp được chăm sóc và điều trị tốt, những nốt phát ban thường lưu lại trên da của trẻ từ 3 – 5 ngày.

2.3. Sau khi sốt phát ban

Nếu trẻ bị sốt phát ban được chăm sóc đúng cách, các nốt phát ban sẽ không để lại sẹo trên da (ngoại trừ sởi). Nếu trẻ bị ban đỏ nhiễm khuẩn thì có thể để lại những vết lở loét ở trên da và hình thành sẹo.

Về cơ bản, trẻ sẽ trở lại vui chơi bình thường mà không để lại biến chứng nào. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt phát ban không được điều trị và chăm sóc đúng cách có nguy cơ mắc phải những căn bệnh như viêm tai giữa, viêm phổi, đi ngoài ra máu, thậm chí là viêm não.

Khi trẻ bị sốt phát ban, con sẽ sốt cao và nổi nốt đỏ khắp người

Khi trẻ bị sốt phát ban, con sẽ sốt cao và nổi nốt đỏ khắp người

3. Trẻ bị sốt phát ban phải làm sao để nhanh khỏi bệnh?

3.1. Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban hiệu quả tại nhà

Khi chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà, bố mẹ nên thực hiện những điều sau đây:

– Luôn nới lỏng quần áo cho con để trẻ cảm thấy thoải mái và không bị khó chịu vì những nốt ban nổi mẩn.

– Không để trẻ nhỏ lấy tay gãi lên da.

– Chườm ấm cho con dưới 10 phút/ giờ. Thường xuyên theo dõi thân nhiệt và hạ sốt cho bé khi cần thiết.

– Khi trẻ bị sốt phát ban, cơ thể của con thường rất yếu nên bố mẹ phải thận trọng trong việc tắm rửa cho bé. Bởi lẽ nếu tắm rửa cho con không cẩn thận, bé sẽ dễ mắc bệnh cúm hoặc chuyển sang những căn bệnh nghiêm trọng khác.

– Cho con uống thuốc hạ sốt hoặc đặt thuốc hạ sốt ở hậu môn cho bé.

– Bố mẹ nên cho con uống thêm nước gừng, nước lọc, nước luộc thịt, soda chanh, Oresol hoặc các loại nước khoáng để ngăn chặn tình trạng mất nước.

– Cách ly trẻ để tránh gây nhiễm khuẩn hoặc lây cho những bé khác.

Sau khi đã thực hiện đầy đủ những biện pháp này, bố mẹ phải tiếp tục theo dõi sức khỏe của con. Trong trường hợp sức khỏe của trẻ diễn biến xấu hơn, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con tới bệnh viện uy tín để được bác sĩ Nhi khám và điều trị kịp thời.

Trẻ bị sốt phát ban phải làm sao để mau khỏi bệnh

Khi trẻ bị sốt phát ban, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

3.2. Cho trẻ bị sốt phát ban nhập viện kịp thời

Một số trường hợp trẻ bị sốt phát ban cần phải điều trị tại bệnh viện là:

– Mặc dù đã được uống thuốc hạ sốt nhưng thân nhiệt của trẻ vẫn không giảm.

– Trẻ nhỏ sốt cao trên 39,4 độ C.

– Sau 3 ngày mà những nốt phát ban không có chuyển biến tốt.

– Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu.

– Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.

– Trẻ nhỏ bị mất nước do tiêu chảy gây ra.

Khi trẻ nhập viện, các bác sĩ sẽ hỏi kỹ về tiền sử bệnh của bé. Lúc này, bố mẹ cần phải nêu rõ những dấu hiệu và nghi ngờ về tình trạng của trẻ cho bác sĩ. Từ những thông tin này, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chính xác hơn và đưa ra phương hướng xử trí kịp thời.

Sau đó, trẻ sẽ được tiến hành làm xét nghiệm máu theo chỉ định để bác sĩ xác định rõ kháng thể chống lại bệnh sốt phát ban trong cơ thể con. Trong quá trình điều trị bệnh cho con, bác sĩ sẽ chỉ định trẻ uống thuốc hạ sốt và thuốc bù nước điện giải phù hợp để kiểm soát tình trạng sốt của con.

Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp các bậc phụ huynh giải đáp được thắc mắc: “Trẻ nhỏ bị sốt phát ban phải làm sao?”. Từ đó, tìm được giải pháp phù hợp nhất giúp con mau chóng khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital