Sỏi niệu đạo có thể hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: sỏi từ niệu quản, bàng quang rơi xuống; sỏi tự hình thành do sự tích tụ khoáng chất… Tình trạng phổ biến nhất là sỏi thận ở niệu đạo hay sỏi hình thành tại thận, rơi xuống và kẹt lại ở niệu đạo. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến người đọc những thông tin cơ bản về loại sỏi này và phương pháp để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể.
Menu xem nhanh:
1. Sỏi thận ở trong niệu đạo và những triệu chứng điển hình
1.1 Sỏi thận ở trong niệu đạo là gì?
Sỏi thận ở trong niệu đạo hay còn gọi là sỏi niệu đạo, đây là hiện tượng sỏi hình thành tại thận và theo dòng nước tiểu trôi xuống niệu đạo. Do kết cấu đường ống hẹp của niệu đạo dẫn tới sỏi mắc kẹt và gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lí của người bệnh.
Sỏi thận ở trong niệu đạo thường gặp ở nam giới hơn so với nữ giới bởi đường niệu của nam giới thường dài hơn. Để nhận dạng căn bệnh này, người bệnh có thể lưu ý một số dấu hiệu sau:
– Tình trạng đau của cơ thể: đau bụng dưới, đau hông lưng, đau buốt dương vật trước trong và sau khi đi tiểu đều là dấu hiệu của sỏi niệu đạo.
– Tình trạng tiểu tiện: Khi đi tiểu mà người bệnh bị tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần, đi tiểu ngắt quãng…; đó có thể là dấu hiệu của sỏi niệu đạo.
– Tình trạng nước tiểu của người bệnh: Đa phần nước tiểu sẽ có mùi amoniac nhẹ và có màu vàng nhạt, nhưng khi nước tiểu hôi nồng, màu đậm đặc, có bọt hoặc có lẫn máu hồng… thì có thể người bệnh đang bị sỏi.
– Tình trạng sốt, ớn lạnh, buồn nôn: Đây là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý, tuy nhiên khi người bệnh bị viêm tiết niệu do vi khuẩn tấn công, tình trạng này cảnh báo người bệnh đang có sỏi niệu đạo kích thước khá lớn.
1.2 Những biến chứng nguy hiểm khi sỏi thận kẹt ở niệu đạo
Khi mới hình thành, sỏi thận ở trong niệu đạo thường không gây nhiều bất tiện, thậm chí không có dấu hiệu để nhận dạng. Sỏi chỉ được phát hiện khi kích thước đã lớn và gây ảnh hưởng đến chức năng tiết niệu, đường tiểu bị tắc nghẽn, nước tiểu bị ứ đọng, sỏi kích thước lớn hoặc đau đớn kéo dài.
Khi đó, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ biến chứng do sỏi niệu đạo gây ra như:
– Đau đớn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống: Đau âm ỉ hoặc đau quặn từ lưng xuống hố thận khiến người bệnh khó chịu, học tập và làm việc không hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
– Nhiễm trùng niệu đạo hoặc nhiễm khuẩn ngược dòng: Sỏi niệu đạo kéo dài và có kích thước lớn khiến niệu đạo tổn thương, trầy xước và dẫn tới vi khuẩn dễ xâm nhập gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, sỏi làm nước tiểu bị chặn lại khó thoát ra ngoài dẫn tới nước tiểu dội ngược lại các cơ quan khác, đặc biệt là thận, dẫn tới nhiễm khuẩn ngược dòng.
– Viêm thận. Tình trạng nhiễm khuẩn tại thận kéo dài có thể dẫn tới suy thận, thậm chí là suy thận – một bệnh lý vô cùng nguy hiểm và người bệnh phải đối mặt với nguy cơ chạy thận cả đời, chức năng thận bị mất vĩnh viễn.
2. Điều trị sỏi thận ở trong niệu đạo như thế nào?
Vậy làm thế nào để người bệnh thoát khỏi sỏi niệu đạo và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm trên? Điều quan trọng là người bệnh cần sớm phát hiện và nhận dạng những dấu hiệu bất thường của cơ thể để thăm khám sớm khi sỏi mới khởi phát và kích thước còn nhỏ. Phát hiện kịp thời sẽ giúp sỏi được điều trị nhanh, hiệu quả và an toàn hơn rất nhiều, người bệnh cũng không cần lo lắng về biến chứng của sỏi.
2.1 Hướng dẫn điều trị sỏi thận kẹt niệu đạo
Có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi thận ở niệu đạo như thuốc, mổ lấy sỏi, tán sỏi… Mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm nhất định, tùy vào tình trạng sỏi và sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất:
– Thuốc: Điều trị tại nhà, chi phí thấp; tuy nhiên thời gian điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ “hợp” thuốc, sự tuân thủ theo liệu trình điều trị của người bệnh, mức độ đào thải sỏi, có ảnh hưởng chức năng các cơ quan khác hay không…
– Mổ mở: Lấy sỏi lập tức và nhiều trường hợp khó; tuy nhiên chi phí thường cao hơn các phương pháp khác, thời gian hồi phục lâu và có khả năng gặp biến chứng.
– Phương pháp tán sỏi – tán sỏi nội soi ngược dòng sỏi niệu đạo không cần mổ: Đây là giải pháp phổ biến hàng đầu hiện nay với nhiều ưu điểm. Có thể nói, phương pháp này vừa an toàn, hiệu quả lại hồi phục nhanh và tiết kiệm chi phí nên người bệnh sẽ yên tâm hơn trong điều trị.
Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng dây laser mềm từ niệu đạo đi lên và đến gần sỏi, dùng năng lượng laser tán vỡ sỏi thành nhiều mảnh và lấy các mảnh vụn ra ngoài.
– Người bệnh điều trị không mổ, không đau đớn và điều trị nhanh chóng sau 30-45 phút với hạn chế biến chứng tối đa.
– Người bệnh không cần nằm viện lâu, tối đa là 24h cho mọi trường hơp.
– Người bệnh chỉ điều trị một lần, tỉ lệ sạch sỏi rất cao và không xâm lấn đến chức năng niệu đạo và các cơ quan lân cận.
– Người bệnh cũng không cần tốn kém nhiều chi phí di chuyển, đi lại bởi thăm khám và điều trị trong ngày.
Bởi những ưu điểm trên, đa phần các trường hợp sỏi niệu đạo hiện nay đều được điều trị với tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser.
2.2 Những lưu ý trong quá trình điều trị cần nhớ
Bởi sỏi từ thận rơi xuống niệu đạo nên việc ngăn chặn và phòng ngừa cũng tương tự như sỏi thận, sỏi niệu quản và sỏi bàng quang rơi xuống, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
– Uống nhiều nước mỗi ngày, từ 2-3 lít nước để cơ thể hấp thu lượng nước phù hợp, việc bài tiết cơ thể diễn ra nhịp nhàng, tránh nước tiểu cô đặc.
– Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều calci và oxalat bởi có thể gây tạo sỏi hoặc tái phát sỏi.
– Không nên ăn quá nhiều muối, lượng muối quá dư thừa dẫn tới dễ hình thành sỏi.
– Không sử dụng các dòng cà phê, nước chè, rượu bia… bởi các đồ uống này làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của cơ thể.
– Bổ sung nhiều vitamin B6, vitamin A, thực phẩm giàu chất xơ… thông qua thực phẩm và trái cây tươi.
– Khám sức khỏe định kì và thăm khám sớm các dấu hiệu bất thường về tiết niệu.
Sỏi thận ở niệu đạo là một bệnh lý nguy hiểm và có thể dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, do đó người bệnh cần điều trị kịp thời để nắm bắt thời điểm điều trị tốt nhất.