Tìm hiểu bệnh đau đầu và cách điều trị hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Bệnh đau đầu là triệu chứng thường gặp ở nhiều người, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý trong và ngoài não bộ. Có những cơn đau đầu đến bất chợt và dữ dội nhưng cũng có cơn đau chỉ xuất hiện âm ỉ, kéo dài. Tuy nhiên chúng đều tiềm ẩn tác hại nguy hiểm. Cùng tìm hiểu bệnh đau đầu và cách điều trị hiệu quả ngay trong bài viết sau đây.

1. Đau đầu khi nào cần đi khám?

Mỗi người trong chúng ta thường phải trải qua ít nhất một vài lần bị đau đầu trong đời. Có những cơn đau đầu đến đột ngột, dữ dội khiến nhiều người bệnh lo sợ, nhưng chưa chắc nguy hiểm bằng những cơn đau đầu âm ỉ, kéo dài mà nhiều người lại chủ quan, bỏ qua, âm thầm chịu đựng hoặc đối phó để rồi dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Muốn biết bệnh đau đầu và cách điều trị hiệu quả, trước hết người bệnh cần nhận diện các trường hợp đau đầu cần đi khám ngay:

– Đau đầu dữ dội, đột ngột như muốn nổ tung đầu.

– Cơn đau đến bất ngờ, cảm thấy đầu nặng trịch

– Đau đầu kèm theo một số triệu chứng như: sốt (sốt cao hoặc sốt nhẹ), buồn nôn, chóng mặt, mắt mờ, yếu chân tay hoặc một bên cơ thể.

– Đau đầu xuất hiện ngay sau cú va đập mạnh vào đầu (chấn thương đầu) hoặc sau khi tập thể dục thể thao với cường độ cao hoặc ngay sau khi quan hệ tình dục.

– Đau đầu dữ dội kèm hiện tượng mắt đỏ ngầu

– Đau đầu âm ỉ, kéo dài, không đáp ứng với thuốc giảm đau

– Đau đầu xuất hiện thường xuyên vào buổi sáng, nhất khi vừa mới ngủ dậy.

 bệnh đau đầu và cách điều trị hiệu quả

Có những cơn đau đầu đến bất chợt và dữ dội nhưng cũng có cơn đau đầu chỉ xuất hiện âm ỉ, kéo dài nhưng vô cùng nguy hiểm

2. Nguyên nhân gây bệnh đau đầu

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh – Chuyên gia Nội thần kinh: Nguyên nhân gây đau đầu được chia thành 2 yếu tố là: đau đầu do nguyên nhân trong não và đau đầu do nguyên nhân ngoài não.

2.1 Nguyên nhân trong não gây bệnh đau đầu và cách điều trị

Co thắt mạch máu não, dị dạng mạch máu não, dị dạng động tĩnh mạch não, phình động mạch não bẩm sinh, thiếu máu não, u não, u máu não (u máu thể hang), viêm màng não, áp xe não, viêm dây thần kinh… là những nguyên nhân chủ yếu trong trong não gây ra chứng đau đầu.

Cơn đau do bệnh lý trong não có thể biểu hiện thông qua các cơn đau đầu dữ dội kèm nôn ói, sợ ánh sáng, sốt, lú lẫn, yếu chi,… đây có thể là biểu hiện của đau đầu do co thắt mạch máu, vỡ mạch máu não cần đến viện thăm khám ngay trước khi cơn đột quỵ não có thể xảy ra.

Nhưng cũng có những cơn đau đầu chỉ âm ỉ, kéo dài, dùng thuốc giảm đau ít có tác dụng như: đau đầu do u não, viêm màng não, áp xe não, u máu não,… vì thường có tiến triển chậm, cơn đau đầu dai dẳng dùng hết thuốc giảm đau lại đau. Trường hợp này, bệnh đau đầu và cách điều trị hiệu quả nhất là bạn cần đi khám ngay.

bệnh đau đầu và cách điều trị do nguyên nhân trong não

Bệnh u não gây đau đầu âm ỉ kéo dài.

2.2. Nguyên nhân ngoài não gây bệnh đau đầu và cách điều trị

Tăng huyết áp, hạ huyết áp, sốt, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa cột sống cổ, các bệnh lý thuộc chuyên khoa khác như răng hàm mặt (bệnh lý tủy răng, rối loạn khớp thái dương hàm,…), tai mũi họng (xoang, amidan,..) có thể là nguyên nhân ngoài não gây chứng đau đầu. Đây là các nguyên nhân phổ biến gây bệnh đau đầu và cách điều trị cần thiết là phải chữa trị hiệu quả các bệnh lý nguyên nhân.

Dù đau đầu dữ dội, đột ngột hay chỉ thoáng qua và không có dấu hiệu báo trước người bệnh người cũng không nên chủ quan bỏ qua.

bệnh đau đầu và cách điều trị do nguyên nhân ngoài não

Tăng huyết áp, hạ huyết áp, sốt, … có thể là nguyên nhân ngoài não gây chứng đau đầu.

3. Đi khám đau đầu ở chuyên khoa nào?

Đau đầu là triệu chứng điển hình của các bệnh về thần kinh, đôi khi cơn đau đầu có thể do một số bệnh lý thuộc chuyên khoa khác như răng hàm mặt, tai mũi họng nêu trên nhưng phần lớn các cơn đau đầu xuất hiện hiện nay thường là do các vấn đề về thần kinh – não bộ.

Vì vậy, khi xuất hiện cơn đau đầu bạn nên khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được kiểm tra, chẩn đoán đúng bệnh và có phác đồ can thiệp, điều trị hiệu quả. Việc khám đau đầu với bác sĩ đúng chuyên khoa là điều vô cùng quan trọng, giúp bạn phát hiện sớm, nhanh chóng, chẩn đoán đúng bệnh và loại trừ các yếu tố, bệnh lý có liên quan.

Sau khi thăm khám với bác sĩ lâm sàng xong, một số chỉ định chụp chiếu có thể được đưa ra để hỗ trợ quá trình chẩn đoán bệnh chính xác từ triệu chứng đau đầu như:

Chụp cộng hưởng từ MRI não, sọ não, mạch máu não, đốt sống cổ

Chụp cắt lớp vi tính MSCT

– Điện não đồ

– Đo lưu huyết não

Đau đầu thường là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, cần tìm đúng nguyên nhân gây bệnh đau đầu và cách điều trị hiệu quả chủ yếu hiện nay là điều trị nội khoa (dùng thuốc), kết hợp với một số biện pháp tâm lý giúp thoải mái tinh thần, bớt căng thẳng, tập luyện phù hợp và có chế độ ăn uống khoa học để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, suy nhược thần kinh,…

Sau khi đọc xong các thông tin trên đây về bệnh đau đầu và cách điều trị, mong rằng bạn đã trang bị thêm cho mình kiến thức để xử trí đúng cách khi gặp cơn đau đầu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital