Thoái hóa cột sống cổ dấu hiệu và nguyên nhân gây ra bệnh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý về xương khớp khá phổ biến hiện nay. Trước đây, đa phần đối tượng mắc bệnh là những người ngoài 50 tuổi. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố ảnh hưởng mà hiện này bệnh đang có xu hướng trẻ hóa ngày càng cao. Vì vậy bệnh nhân cần chủ động hơn trong việc ngăn ngừa và phát hiện bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về thoái hóa cột sống cổ dấu hiệu và các nguyên nhân gây bệnh

1. Tìm hiểu về bệnh thoái hóa cột sống cổ

Phần cột sống cổ gồm 7 đốt sống (C1-C7), đĩa đệm ở giữa và dây chằng ở ngay bên cạnh. Từ đốt thứ hai (C2) trở đi sẽ xuất hiện các đĩa đệm có dạng vòng sợi và chứa nhân nhầy. Các đĩa đệm này có chức năng phân tán trọng lực giúp cổ cử động linh hoạt và nhịp nhàng hơn.

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng đĩa đệm bị khô cứng do viêm nhiễm, mất nước và không duy trì được độ căng phồng vốn có ban đầu. Từ đó, tạo điều kiện cho các đầu xương cọ xát vào nhau nhiều hơn gây cảm giác đau nhức nhất là khi bệnh nhân cử động cổ. Một số trường hợp thì các dây chằng cổ còn xuất hiện viêm dày gây hẹp, bít tắc lỗ sống và chèn ép vào dây thần kinh.

thoái hóa đốt sống cổ dấu hiệu là những cơn đau nhức khó chịu ở vùng cổ vai gáy

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau nhức và khó khăn trong việc hoạt động xoay, cúi và ngửa cổ

Các dấu hiệu của thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện khá muộn .Tuy nhiên, nếu người bệnh không chú ý và khắc phục sớm thì bệnh có thể dễ dàng chuyển nặng và xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Nguyên nhân của bệnh thoái hóa cột sống cổ

Theo các nghiên cứu và thông kê thì thoái hóa đốt sống cổ chủ yếu xuất phát từ 5 nguyên nhân chính sau:

– Tuổi tác: độ tuổi từ 40 – 50 bắt đầu diễn ra quá trình lão hóa khiến các đốt sống cũng dần bị ảnh hưởng và đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

– Sai tư thế: Các tư thế cúi, ngửa, nâng vác đồ nặng trên vai hay ngồi một tư thế trước máy tính quá lâu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc cổ mà còn khiến biến đổi mô xương, tăng khả năng bị thoái hóa so với bình thường.

– Gai xương: hình thành do sự tổn thương ở các khớp. Các gai thường hình thành mất khá nhiều thời gian và phát triển âm thầm. Khi chúng chèn ép lên các mô, cơ, tủy sống, rễ thần kinh sẽ gây ra đau nhức khó chịu cho người bệnh.

– Đĩa đệm mất nước. Đĩa đệm là phần giúp chống đỡ trọng lượng đầu và làm giảm sóc chấn động. Từ ngoài 30 tuổi chất nhầy trong đĩa đệm dần mất nước và bị khô. Khi đó các đốt sống liên tục tiếp xúc, cọ xát nhau và gây ra đau, cứng cổ.

– Xơ hóa dây chằng. Dây chằng có tác dụng nối xương cột sống với nhau, theo thời gian chúng dần bị xơ hóa, từ đó dẫn tới tình trạng căng cứng cổ, cử động cổ kém linh hoạt.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Đốt sống cổ được coi như não bộ thứ hai của con người. Tất cả tổ chức thần kinh chi phối các hoạt động sống của cơ thể bên dưới đều phải đi qua đây. Vì vậy, chứng thoái hóa đốt sống ở đây không chỉ gây các cơn đau ngay tại cổ mà còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác.

Các bệnh lý xuất hiện ở đốt sống cổ được đánh giá nguy hiểm, mức độ hơn nhiều so với chứng đau lưng, thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống lưng,… Phát hiện sớm các biểu hiện giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh được hiệu quả hơn. Thoái hóa cột sống cổ dấu hiệu cần chú ý:

3.1. Thoái hóa cột sống cổ dấu hiệu cấp tính và mạn tính

Thoái hóa đốt sống cổ cấp tính xuất hiện đột ngột qua các dấu hiệu:

– Xoay cổ có tiếng “khục” và gây đau rát ngay lập tức.

– Đau nhức khi thay đổi thời tiết, đặc biệt khi trời trở lạnh hay đêm ngủ gối đầu cao.

– Cơn đau tăng lên khi ho hay cử động cổ và giảm đi khi nghỉ ngơi.

– Khi ngước lên, cúi xuống cảm thấy cứng cổ và đau.

Thoái hóa cột sống cổ dấu hiệu chủ yếu là các cơn đau mỏi cổ và bả vai

Các cơn đau ở hai bả vai và gáy xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều

Sau những cơn đau cấp tính trên bệnh sẽ dần chuyển sang dạng mãn tính do mức độ thoái hóa ngày càng tăng. Thường mức độ sẽ tăng 30% sau 1 năm, 25% sau 1 – 1,5 năm và khoảng 18-19% sau 5-10 năm với các dấu hiệu:

– Là các cơn đau như dạng cấp tính nhưng với tần suất cao và mạnh hơn. Đau nhức mỏi cổ, cứng cổ không rõ nguyên nhân xảy ra thường xuyên.

– Sau khỉ ngủ dậy luôn trong tình trạng đau nhức và khó chịu.

3.2. Dấu hiệu hạn chế vận động

Bệnh nhân chủ yếu sẽ gặp khó khăn trong việc cúi ngửa hay xoay nửa người. Có thể căn cứ vào tầm vận động để xác định các triệu chứng của bệnh đang ở mức độ nặng hay nhẹ.

– Cúi cổ < 45 độ, khi cố gắng cúi sẽ thấy đau.

– Ngửa cổ < 45 độ không nhìn thẳng được lên. Khi cố ngửa hai bên cạnh cổ sẽ bị cứng và khó chịu.

– Quay trái, phải <45 độ. Khó khăn trong việc quay có một số người phần cổ bị căng không thể xoay được.

– Gập cổ nghiêng trái phải <45 độ. Một vài người bệnh chỉ hơi gập đã không thể tiếp tục nữa.

3.3. Thoái hóa cột sống cổ dấu hiệu rễ thần kinh

– Hội chứng rễ: Cơn đau sẽ xuất hiện từ cổ lan sang hai bả vai và gáy rồi kéo xuống hai hên cánh tay. Cường độ đau ở các điểm sẽ không giống nhau, thường đau vùng này sẽ giảm bớt vùng kia, có thể bị rối loạn cảm giác, teo cơ,…

– Dấu hiệu Lhermitte: là triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ đa xơ cứng. Đây là cảm giác cực kì khó chịu được ví như một luồng điện đi thẳng xuống xương sống và tới hai cánh tay, các ngón tay ngay cả ngón chân. Biểu hiện sẽ tăng lên khi người bệnh cúi về phía trước, nó có thể kết thúc sớm hoặc kéo dài.

3.4. Triệu chứng tổn thương quanh cổ

Ngoài các cơn đau ở cổ các vùng quanh cổ cũng có thể xuất hiện các cơn đau hoặc biểu hiện mà bạn cần chú ý như:

– Các đốt sống từ C1 – C4 bị thoái hóa sẽ gây đau nhức vùng trán, thái dương,… khiến bệnh nhân dễ bị mất ngủ.

– Đau nhức hai hốc mắt hay thấy mờ mắt, chóng mặt, nhớ trước quên sau,…

thoái hóa đốt sống cổ dấu hiệu đau đầu, nhức hai hốc mắt

Đau đầu, nhức hai vùng hốc mắt là một trong những triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ

– Hai cánh tay dễ bị tê, nhức và khó khăn khi vận động và cầm nắm đồ.

– Đi đứng không vững, dễ bị mất trọng lực.

3.5. Dấu hiệu biến dạng cột sống và tổn thương rễ

Các dấu hiệu biến dạng cột sống ở thoái hóa đốt sống cổ:

– Bệnh nhân gần như không thể cúi ngửa hay xoay cổ, khi ấn vào các mỏm ngang ở cổ thì thấy đau nhói.

– Phần đốt sống cổ bị cong, vẹo biến dạng mất đi đường cong sinh lý cổ.

– Xuất hiện các gai xương, phồng đĩa đệm.

Tổn thương rễ: tình trạng khi bệnh đã trở nặng. Lúc đó, sẽ có nhiều triệu chứng của bệnh diễn ra dồn dập như: giảm nhiệt độ cơ thể đột ngột, mất phản xạ, rối loạn dinh dưỡng da, teo cơ, mất thị giác phần trên cơ thể hay bại liệt cổ, khó khăn trong đi lại.

Mọi người cần nắm rõ các triệu chứng kể trên để có thể chủ động hơn trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh. Mặc dù bệnh lý này không trực tiếp gây nguy hại đến tính mạng, nhưng nó có thể để lại nhiều di chứng ảnh hưởng tới hoạt động thường ngày của người bệnh, nặng hơn là liệt. Vì vậy khi nhận thấy một vài triệu chứng kể trên bạn cần chú ý và đến các cơ sở y tế tin cậy để thăm khám và có phương hướng điều trị sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital