Thở khò khè ở trẻ giải đáp thắc mắc về tình trạng thở khò khè

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Nhiều cha mẹ bắt gặp tình trạng trẻ khó thở, thở khò khè như tiếng ngáy mà không biết lý do vì sao, làm cách nào để xử trí tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc về tình trạng thở khò khè ở trẻ.

1. Thở khò khè ở trẻ do nguyên nhân gì?

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng thở khò khè ở trẻ là do bệnh hen suyễn. Những biểu hiện đặc trưng của bệnh hen là các cơn ho tái phát với tần suất cao đi kèm tiếng khò khè, thở ngắn hoặc khó thở. Cơn hen nặng có thể khiến ngực trẻ co lõm và người trở nên bứt rứt, khóc quấy.
Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khiến trẻ thở khò khè như:
– Với trẻ dưới 1 tuổi, thở khò khè có thể là do bị mềm sụn thanh quản, hoặc vùng thanh quản của trẻ bị chèn ép bởi các mạch máu lớn.

Trẻ thở khò khè do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có mắc bệnh hen suyễn

Trẻ thở khò khè do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có mắc bệnh hen suyễn

– Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường bị viêm tiểu phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày
– Trong thời gian bị sốt, ho, trẻ cũng thường hay khó thở, phổi có tiếng ro ro bất thường, và đây chính là dấu hiệu của bệnh viêm phổi.
– Nếu bị viêm thanh phế quản cấp tính, bé sẽ thường xuyên ho, khàn tiếng và khó thở kèm theo tiếng thở khò khè vào ban đêm.
– Trường hợp trẻ khò khè do dị tật tim bẩm sinh: Trẻ ho dai dẳng kèm theo vã mồ hôi và chóng mệt lả. Khi thở, ngực của trẻ có hiện tượng co lõm, một số trẻ da tái nhợt, môi, chân, tay thâm tím mỗi khi cất tiếng khóc. Một số trẻ có thể đã xuất hiện các dấu hiện này từ khi mới sinh.
– Dị vật ở đường thở cũng có thể gây ra tình trạng này ở trẻ từ 4 – 5 tháng tuổi.

Tình trạng thở khò khè kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ

Tình trạng thở khò khè kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ

Viêm amidan cấp tính đôi khi cũng làm bé bị khò khè có đờm. Ngoài ra các bệnh xơ sợi bẩm sinh, khối u ở phổi cũng khiến bé bị khò khè khi ngủ.

2. Xử trí thế nào khi trẻ thở khò khè?

Khi trẻ được xác định là bị hen phế quản thì tùy vào cấp độ của bệnh mà có phương pháp điều trị thích hợp:
– Với cơn hen nhẹ, chỉ cần cho trẻ khí dung hoặc cho uống thuốc mở phế quản, làm sạch mũi, thông thoáng đường thở…
bv_1002_size_770_250px_23-600x195
– Với cơn hen vừa, cần điều trị bằng khí dung kết hợp với uống thuốc mở phế quản. Khi cơn hen ở thể nặng thì kết hợp khí dung và thở oxy, dùng kháng sinh nếu có bội nhiễm.
– Nếu là cơn hen ác tính thì phải được cấp cứu và điều trị tại bệnh viện, thở oxy, khí dung hoặc tiêm tĩnh mạch thuốc giãn phế quản.
Trong quá trình chăm sóc, nếu bé có biểu hiện bệnh nặng hơn, tình trạng khò khè không dứt, cha mẹ nên đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời.

Cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và xử trí nhanh chóng tình trạng bệnh

Cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và xử trí nhanh chóng tình trạng bệnh

3. Cách phòng ngừa tình trạng thở khò khè ở trẻ

Khi thời tiết chuyển mùa, các bậc cha mẹ cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ, chân tay. Bịt khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh gió lạnh.
Không để trẻ tắm nước lạnh. Điều hòa cần để ở chế độ hợp lý.
Với trẻ nhỏ, các mẹ cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong những năm đầu đời. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin nhằm bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp gây ra tình trạng khó thở hoặc thở khò khè.
Cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ qua chế độ ăn uống hàng ngày. Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ, vệ sinh mũi họng thường xuyên.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital