Tật khúc xạ bẩm sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Tật khúc xạ bẩm sinh là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và học tập hàng ngày. Vậy làm sao để biết có bị mắc bệnh này hay không?

1. Khái niệm tật khúc xạ bẩm sinh

Tật khúc xạ là hiện tượng bệnh lý về mắt khá phổ biến hiện nay xảy ra ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Mắt ở trạng thái bình thường có hệ thống quang học đầy đủ gồm giác mạc, thể thủy tinh, dịch kính. Khi các tia sáng phản ánh hình ảnh của sự vật hội tụ lại trên võng mạc sẽ giúp ta nhìn mọi vật xung quanh một cách rõ nét. Tuy nhiên, khi mắt có tật khúc xạ, nghĩa là khúc xạ bị sai lệch thì tia sáng phản ảnh hình ảnh của sự vật hội tụ trước hoặc sau võng mạc làm hình ảnh mà ta nhìn thấy mờ và nhòe đi.

tật khúc xạ bẩm sinh

Tật khúc xạ là bệnh lý về mắt phổ biến ở trẻ nhỏ

Theo điều tra của Bệnh viện Mắt trung ương cho thấy, ở nước ta tỷ lệ mắc tật khúc xạ ngày càng gia tăng, có khoảng 3 triệu trẻ em trong cả nước mắc bệnh khúc xạ cần đeo kính. Đặc biệt, trẻ ở thành thị mắc tật khúc xạ có tỷ lệ rất cao chiếm tới 40% – 50%, trong khi tỷ lệ trẻ ở nông thôn bị tật khúc xạ chỉ chiếm khoảng 15%.

Đây là bệnh lý khúc xạ về mắt có nguyên nhân xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, di truyền khiến sức nhìn bị ảnh hưởng. Con cái có nguy cơ mắc cao nếu gia đình có bố mẹ bị tật khúc xạ.

2. Triệu chứng của khúc xạ bẩm sinh

Tật khúc xạ khiến người bệnh nhìn không rõ, thường xuyên phải nheo mắt, co quắp mi để cố gắng tập trung nhìn vào sự vật, nhìn ánh sáng chói hoặc quầng sáng xung quanh ánh đèn gây nhức mắt, đau đầu, khó tập trung khi đọc hoặc nhìn vào máy tính. Hệ quả dễ nhận thấy nhất của căn bệnh này là khi lớn lên khả năng tầm nhìn bị hạn chế, thậm chí tình trạng này kéo dài nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn tới thị lực bị suy yếu, mù lòa.

3. Các dạng khúc xạ bẩm sinh thường gặp

Hiện nay, có một số tật khúc xạ phổ biến thường gặp nhất là cận thị, viễn thị, loạn thị và lệch khúc xạ…có nguyên nhân do bẩm sinh. Trong đó, tỷ lệ trẻ em bị cận thị chiếm phần lớn. Đáng nói, các chuyên gia trên thế giới đã khuyến cáo, tình trạng mất thị lực do tật khúc xạ sẽ có nguy cơ thành nguyên nhân gây khiếm thị hàng đầu trên thế giới.

tật khúc xạ bẩm sinh

Các tật khúc xạ phổ biến thường gặp là cận thị, viễn thị, loạn thị

3.1 Cận thị bẩm sinh

Mắt cận thị là tình trạng trục nhãn cầu mắt dài hơn so với bình thường hoặc công suất khúc xạ quá lớn, do đó hình ảnh phản ánh sự vật sẽ được hội tụ ở phía trước của võng mạc mắt. Người bị cận thị có khả năng nhìn gần tốt nhưng lại không thể nhìn rõ được các vật ở phía xa. Người bị cận thị nếu để mắt phải nhìn gần quá nhiều sẽ dẫn tới thể thủy tinh phồng lên, từ đó làm tăng độ cong của giác mạc và thay đổi độ khúc xạ của mắt.

Trong một gia đình, nếu cả cha và mẹ bị cận thị nguy cơ con bị cận thị chiếm từ 20-30%, ở những người không có bố mẹ bị cận thị, tỷ lệ này là 2,5%. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở người cận thị là hay phải nheo mắt, chớp mắt để cố nhìn mục tiêu ở phía xa, ngoài ra còn có triệu chứng đau đầu, lác mắt đối với những người độ cận thị cao. Cận thị bẩm sinh có xu hướng tăng nhanh nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời.

3.2 Viễn thị bẩm sinh

Trái với cận thị, mắt viễn thị là mắt có trục nhãn cầu ngắn hơn so với bình thường, do đó, hình ảnh phản ánh sự vật sẽ hội tụ ở phía sau võng mạc. Người bị viễn thị nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa nhưng lại gặp khó khăn khi tập trung nhìn vật ở cụ ly gần.

tật khúc xạ bẩm sinh

Trẻ sơ sinh hầu hết bị viễn thị do trục nhãn cầu mắt ngắn

Hầu hết trẻ mới sinh đều bị viễn thị sinh lý do trục nhãn cầu mắt ngắn. Khi trẻ lớn lên, trục nhãn cầu dài ra theo cơ thể nên tình trạng viễn thị cũng được cải thiện dần. Ở một số trẻ, vì lý do nào đó trục nhãn cầu ngừng phát triển khiến mắt chưa được đưa về đúng chính thị dẫn tới tật viễn thị bẩm sinh.

3.3 Loạn thị bẩm sinh

Đây là tình trạng các tia sáng phản ánh sự vật hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc thay vì một điểm như bình thường, do đó, mắt nhìn vật gì cũng mờ nhòe, không rõ nét. Nguyên nhân thường là do bộ phận giác mạc có hình dạng cầu không đồng đều, điều này dẫn tới khả năng hội tụ ánh sáng trên các trục kém. Loạn thị thường bao gồm cả cận thị và viễn thị khiến tầm nhìn bị hạn chế ở mọi khoảng cách.

3.4 Lệch khúc xạ

Người bị lệch khúc xạ mắt thì khả năng nhìn hai bên mắt mất cân bằng. Có thể một bên viễn thị thì bên còn lại cận thị, hoặc hai mắt cùng cận nhưng mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Tình trạng này kéo dài dẫn tới nhược thị do thị lực ở mắt có tật khúc xạ lớn hơn phát triển bất thường.

4. Cách điều trị khúc xạ bẩm sinh

Tật khúc xạ có nguyên nhân do bẩm sinh không thể điều trị được bằng thuốc mà thường được chỉ định điều trị theo 2 phương pháp phổ biến là đeo kính hoặc phẫu thuật. Phẫu thuật tật khúc xạ được đánh giá là phương pháp tiên tiến hiện nay song chi phí vẫn còn cao và phải được bác sĩ thăm khám, kiểm tra có đủ điều kiện được phẫu thuật hay không. Phương pháp này được lưu ý chỉ dành cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên và chống chỉ định với các trường hợp có cấu trúc giác mạc bất thường (giác mạc hình chóp hoặc có sẹo, giác mạc quá phẳng) hoặc bệnh nhân đang mắc các bệnh lý về mắt như: nhược thị, lác, bệnh về võng mạc và thủy tinh thể, viêm nhiễm.

Phương pháp điều chỉnh tật khúc xạ bằng cách đeo kính được đánh giá là phù hợp, an toàn lại tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Trong đó, người bệnh có thể lựa chọn đeo kính gọng hoặc đeo kính áp tròng Ortho K để kìm hãm độ cận và loạn tiến triển. Đối với phương pháp này, người mắc tật khúc xạ chỉ cần đến các cơ sở uy tín để được cắt kính phù hợp và được thăm khám cẩn thận trước khi sử dụng.

5. Khám và điều trị khúc xạ bẩm sinh ở đâu uy tín tại Hà Nội?

Khi có bất cứ triệu chứng nào về tật khúc xạ mắt, bạn nên đến ngay các bệnh viện uy tín, để được các bác sĩ thăm khám, chấn đoán chính xác, kịp thời.

Chuyên khoa Mắt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ hàng đầu về chất lượng và dịch vụ y tế được nhiều người tin tưởng lựa chọn hiện nay. Tại đây quy tụ các bác sĩ nhãn khoa hàng đầu, đến từ nhiều bệnh viện lớn với nhiều năm kinh nghiệm điều trị các ca bị tật khúc xạ từ nhẹ tới nặng. Bệnh nhân sẽ được thăm khám bằng các trang thiết bị hiện đại như máy sinh hiển vi khám có truyền dẫn laser, máy đo khúc xạ tự động, máy đo nhãn áp Icare IC200 được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, Mỹ,… giúp đưa ra chẩn đoán một cách chính xác.

tật khúc xạ bẩm sinh

Hệ thống máy móc chẩn đoán hình ảnh hiện đại tại chuyên khoa Mắt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI

Tại Thu Cúc TCI, người bệnh có thể chọn các phương pháp điều trị như sử dụng kính áp tròng Ortho K giúp tạo hình giác mạc tạm thời vào ban đêm, giúp khử độ cận thị, loạn sau mỗi lần đeo kính. Khi tháo kính, thị lực của người bệnh được cải thiện tốt hơn trong suốt cả ngày hôm sau (khoảng 8-10 giờ), Phương pháp này giúp người bệnh tự do vận động mà không bị lệ thuộc đeo kính.

Để được tư vấn trực tiếp về dịch vụ hay có bất kì thắc gì về tật khúc xạ bẩm sinh, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn hoặc đặt lịch thăm khám nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital