Tầm soát ung thư vú bằng cách nào và cần lưu ý gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Thị Khanh

Bác sĩ Sản phụ khoa

Ung thư vú là căn bệnh thường gặp ở nữ giới và đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Để phòng ngừa và phát hiện sớm căn bệnh này, chị em nên chủ động theo dõi các dấu hiệu bất thường và đi khám sàng lọc phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Vậy bạn đã biết tầm soát ung thư vú bằng cách nào hay chưa? Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về bệnh ung thư vú

Ung thư vú là căn bệnh ung thư đứng thứ 2 sau bệnh ung thư cổ tử cung thường gặp ở nữ giới. Căn bệnh này gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Chính vì thế, việc phát hiện để điều trị bệnh kịp thời là vấn đề vô cùng cần thiết.
Tỷ lệ nữ giới mắc ung thư vú đang có xu hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Thậm chí đã ghi nhân bệnh nhân trẻ tuổi (từ 20 – 22) mắc căn bệnh này. Để phát hiện và kịp thời chữa trị ung thư vú, chị em phụ nữ cần chủ động đi tầm soát ung thư và theo dõi tình hình sức khỏe sát sao. Bởi nếu sàng lọc và chữa trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu, người bệnh sẽ có cơ hội điều trị thành công và tránh được biến chứng nguy hiểm.
Nếu xuất hiện một số dấu hiệu sau, chị em cần chú ý đi thăm khám sớm:

– Tự sờ thấy có khối bất thường ở vú hoặc nách.

– Núm vú bị tụt vào bên trong hoặc có thay đổi về hình dạng.

– Tiết dịch bất thường ở núm vú (dịch có thể là máu).

– Biến đổi màu sắc của da hoặc da bị bong tróc ở vùng vú và núm vú.

– Bị lõm da vú.

– Hình dáng vú biến đổi một cách khác thường.

– Đau nhức ở vùng vú và núm vú.

khám sàng lọc ung thư vú

2. Khám tầm soát ung thư vú bằng cách nào và ai nên tầm soát?

2.1. Đối tượng nào nên quan tâm tới việc khám tầm soát ung thư vú bằng cách nào?

Theo khuyến cáo, nữ giới ở độ tuổi từ 40 trở lên cần thực hiện khám tầm soát ung thư vú định kỳ 6 tháng/lần, đồng thời chị em cũng nên thường xuyên chú ý các bất thường ở vú để kịp thời phát hiện bệnh.
Ngoài ra, với những nữ giới nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao thì cần thực hiện tầm soát ung thư sớm hơn. Cụ thể là các trường hợp sau:

– Người có bà, mẹ, chị/em gái ruột từng mắc căn bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.

– Bản thân đã từng bị mắc bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, từng điều trị xạ trị ở vùng cổ/ngực,…

– Kết quả xét nghiệm cho thấy người đó có mang gen đột biến, nhất là BRCA1 hay BRCA2.

– Người mắc hội chứng di truyền và người có lối sống thiếu khoa học.

– Người từng điều trị liệu pháp hormone.

2.2. Khám tầm soát ung thư vú bằng cách nào?

Khám tầm soát ung thư vú là biện pháp hữu hiệu giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, từ đó nâng cao được hiệu quả điều trị. Thực tế, đã có nhiều trường hợp được điều trị thành công nhờ phát hiện kịp thời.

Bệnh ung thư vú khi còn ở giai đoạn đầu thường không xuất hiện biểu hiện rõ ràng. Vì thế, chị em phụ nữ, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh cao không nên chờ tới khi xuất hiện triệu chứng rõ rệt mới đi khám bệnh. Một số dấu hiệu cho thấy bệnh đã vào giai đoạn tiến triển nặng có thể kể đến như cảm giác ngứa, đau vú hoặc tiết dịch ở núm vú,…

Một số phương pháp tầm soát bệnh phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

– Khám vú: Là phương pháp kiểm tra ở phần ngực và dưới cánh tay của nữ giới nhằm phát hiện ra những cục u bất thường.

– Xét nghiệm chỉ điểm khối u: Thông qua một vài chỉ số xét nghiệm sẽ giúp hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh.

– Siêu âm vú: Đây là kỹ thuật sử dụng sóng âm giúp cho các bác sĩ quan sát được hình ảnh về mô tuyến vú, phát hiện ra các bất thường, phân biệt nang vú lành tính với khối u lành tính. Bệnh nhân có thể kết hợp siêu âm vú với chụp X-quang vú để có được kết quả chính xác.

– Chụp X-quang tuyến vú (chụp nhũ ảnh): Với phương pháp này, các bác sĩ có thể nhận biết được các khối u bất thường dù có kích thước rất nhỏ.

Chụp cộng hưởng từ MRI vú: Đây là phương pháp hiện đại, thường được áp dụng với những trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao mắc ung thư vú.

– Sinh thiết: Lấy mẫu mô để làm giải phẫu bệnh và tìm tế bào ung thư.

tầm soát ung thư vú bằng cách nào

Chụp X-quang tuyến vú là phương pháp phổ biến trong tầm soát ung thư vú

3. Một số lưu ý cần biết trước khi đi khám tầm soát ung thư vú

– Thời điểm khám tầm soát ung thư vú sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả tầm soát. Sự thay đổi nội tiết tố của chị em có thể gây ra tình trạng mờ đục trên kết quả hình ảnh, từ đó gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện ra những khối u nhỏ và chẩn đoán bệnh. Vì vậy, bạn nên khám sau kỳ kinh trong vòng khoảng 1 – 2 tuần.

– Khi đi tầm soát, bạn nên mang theo kết quả hình ảnh đã được thực hiện từ trước để bác sĩ có thể so sánh được.

– Bạn không nên thực hiện chụp X-quang nếu vú đang có hiện tượng căng cứng nhằm hạn chế sự sai lệch kết quả.

– Khi đi thăm khám, bạn không nên sử dụng một số sản phẩm như chất khử mùi, kem, phấn hoặc nước hoa ở dưới cánh tay hay ngực,… Nguyên nhân là bởi những sản phẩm này có chứa các hóa chất dẫn tới hình ảnh thu được sẽ xuất hiện một số đốm trắng. Từ đó, rất dễ gây ra sự nhầm lẫn trong chẩn đoán bệnh.

– Bạn cần mặc trang phục của bệnh viện, không mặc áo lót và không đeo trang sức khi thực hiện phương pháp chụp X-quang.

– Lựa chọn thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín nhằm đảm bảo sự an toàn và cho ra kết quả chính xác.

khám tầm soát ung thư vú

Hãy lựa chọn địa chỉ uy tín để thăm khám

Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ khám tầm soát ung thư vú đáng tin cậy với đội ngũ bác sĩ hơn 30 năm kinh nghiệm. Đặc biệt, Thu Cúc TCI còn chú trọng đầu tư hệ thống thiết bị y tế và các loại máy móc hiện đại như máy chụp X-quang, máy chụp cắt lớp vi tính CT, máy chụp cộng hưởng từ MRI,… giúp quá trình thăm khám của người dân được diễn ra nhanh chóng, an toàn và mang tới kết quả chính xác.

Hy vọng qua bài viết này chị em đã nắm được những kiến thức về việc tầm soát ung thư vú để có sự chuẩn bị tốt nhất. Thực hiện khám tầm soát bệnh là vô cùng quan trọng bởi đây chính là cơ hội giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh ngay từ những giai đoạn sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital