Tầm soát ung thư máu: Những thông tin quan trọng cần nhớ

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Tầm soát ung thư máu là phương pháp kiểm tra, sàng lọc nguy cơ ung thư liên quan tới máu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, dạng ung thư này không quá phổ biến nên có rất nhiều người chưa hiểu rõ về các phương pháp tầm soát loại ung thư này. Dưới đây là những thông tin quan trọng mà bạn cần ghi nhớ về ung thư máu và các phương pháp tầm soát.

1. Hiểu về ung thư máu

Ung thư máu là bệnh lý khiến các tế bào hồng cầu bị suy giảm hoặc bị triệt tiêu. Khi lượng hồng cầu bị suy giảm, các tế bào ung thư gia tăng sẽ gây cản trở quá trình tạo và lưu thông máu trong cơ thể. Vì thế căn bệnh này được đánh giá là rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời. Ung thư máu được chia làm 3 loại chính, bao gồm:

  • Bệnh bạch cầu

Căn bệnh này còn có tên gọi là bệnh máu trắng. Tên gọi này dựa trên đặc điểm của bệnh là các tế bào bạch cầu tăng số lượng đột biến, gây tắc nghẽn tủy xương – cơ quan sản sinh hồng cầu. Đồng thời, khi tế bào bạch cầu gia tăng quá nhanh sẽ khiến nó bị thiếu hụt thức ăn và buộc phải “ăn” tế bào hồng cầu, gây ra hiện tượng suy giảm hồng cầu trong cơ thể. Trên phương diện y học, bệnh bạch cầu được chia thành 4 loại bạch cầu cấp dòng lympho, bạch cầu cấp dòng tủy, bạch cầu mạn dòng lympho và bạch cầu mạn dòng tủy.

  • Lymphoma

Đây là một loại ung thư máu ảnh hưởng đến hệ bạch huyết – một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch. Lymphoma là dạng ung thư máu phổ biến nhất với tỷ lệ 46% và thường gặp ở người trẻ dưới 25 tuổi.

  • Đa u tủy

Đây là một ung thư máu liên quan tới các tế bào plasma. Các tế bào này phát triển nhanh chóng trong tủy xương sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của chúng ta. Bệnh này thường gặp ở người lớn tuổi trên 60 và rất hiếm gặp ở trẻ em. Đồng thời, nam giới cũng được đánh giá là có nguy cơ mắc đa u tủy cao hơn nữ giới.

chi phí tầm soát ung thư máu

Ung thư máu có thể gặp ở mọi độ tuổi, giới tính

2. Ai cần thực hiện sàng lọc ung thư máu?

Các triệu chứng biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư máu không rõ ràng nên việc chủ động tầm soát sớm với các phương pháp chuyên sâu sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh, giúp việc điều trị đạt hiệu quả hơn. Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn về những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư máu và các triệu chứng cảnh báo nguy cơ ung thư trên cơ thể.

2.1. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư máu

Ung thư máu cũng tương tự các loại ung thư khác, cần được tầm soát định kỳ hàng năm. Trong đó, những đối tượng dưới đây được đánh giá là có nguy cơ cao và cần quan tâm theo dõi sức khỏe hơn.

  • Người thân trong gia đình bị mắc bệnh ung thư máu
  • Người mắc bệnh Down bẩm sinh, rối loạn máu
  • Người tiếp xúc thường xuyên với bức xạ hoặc hóa chất độc hại mà điển hình là benzen.
  • Những người thường xuyên sử dụng thuốc lá, bao gồm cả người hút thuốc thụ động.

Nhìn chung, yếu tố di truyền và phóng xạ, môi trường ô nhiễm được xem là 3 yếu tố nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh ung thư máu. Tuy nhiên, tỷ lệ người bị ung thư máu do yếu tố di truyền rất thấp. Gần đây, nhiều chuyên gia còn đưa ra luận điểm bệnh ung thư máu không quan tới di truyền.

phương pháp tầm soát ung thư máu

Ung thư máu có tỷ lệ di truyền khá thấp

2.2. Các triệu chứng cảnh báo nguy cơ ung thư máu

Đa số các bệnh nhân ung thư máu ở giai đoạn bệnh nặng với các biểu hiện rõ ràng mới phát hiện bệnh. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư máu.

  • Đốm đỏ: Các đốm đỏ hoặc tím trên da có thể là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể.
  • Nhức đầu: Sự suy thoái lượng máu đưa lên não khiến não bộ không được cung cấp đủ oxy và gây đau đầu.
  • Đau xương: Đây là một trong những triệu chứng điển hình của ung thư máu.
  • Sưng hạch bạch huyết: Khi các tế bào bạch huyết mất dần khả năng miễn dịch có thể gây ra tình trạng nổi hạch dưới da và không gây đau.
  • Xanh xao, mệt mỏi: Người mắc ung thư máu sẽ có biểu hiện người mệt mỏi, xanh xao vì hồng cầu có trong máu bị suy giảm đáng kể.
  • Chảy máu cam: Đây có thể là hệ quả của việc giảm lượng tiểu cầu – tế bào có tác dụng cầm máu.
  • Thường xuyên sốt cao: Bệnh nhân mắc ung thư máu bị suy giảm khả năng miễn dịch. Do đó, người bệnh thường bị sốt cao, vết thương nhiễm trùng khó lành.
  • Đau bụng: Đây là triệu chứng khi bệnh đã nặng bệnh đã vào giai đoạn khó khống chế.
cách tầm soát ung thư máu

Ung thư máu có biểu hiện bệnh không rõ ràng

3. Có những phương pháp tầm soát nào và chi phí ra sao?

Nhìn chung các biểu hiện triệu chứng của ung thư máu rất khó phát hiện và thường bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Do đó, các kiểm tra sàng lọc nguy cơ ung thư máu chính là phương pháp hiệu quả giúp bạn phát hiện bệnh sớm.

3.1. Những phương pháp tầm soát ung thư máu

  • Xét nghiệm máu: Đây là phương pháp xét nghiệm không quá phức tạp và quy trình thực hiện cũng tương tự như khi bạn khám sức khỏe thông thường. Thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ có thể theo dõi và đánh giá về tỷ lệ và chất lượng của các tế bào máu. Trong một số trường hợp, bác sĩ còn có thể quan sát được tế bào ung thư máu ngoại vi.
  • Sinh thiết: Phương pháp này sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng kim tiêm để lấy mẫu tủy xương hoặc hạch bạch huyết để kiểm tra các bất thường do ung thư máu gây ra. Phương pháp này thực hiện khá nhanh nhưng có thể gây cảm giác đau trong quá trình tiến hành nên người bệnh sẽ được gây tê trước khi sinh thiết

Ngoài hai phương pháp trên, một số chẩn đoán hình ảnh được áp dụng để kiểm tra nguy cơ ung thư máu bao gồm: chụp MRI, chụp CT, chụp PET, X-quang, siêu âm…

giá tầm soát ung thư máu

Xét nghiệm máu là phương pháp tầm soát ung thư phổ biến

3.2. Chi phí thực hiện tầm soát ung thư máu

Rất khó để xác định chính xác chi phí tầm soát ung thư. Bởi tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp tầm soát khác nhau. Nhìn chung, chi phí tầm soát ung thư phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Dạng ung thư mà bệnh nhân mắc phải
  • Số lượng xét nghiệm cần thực hiện
  • Loại xét nghiệm cần thực hiện
  • Quy định giá dịch vụ của cơ sở y tế

Trên đây là những thông tin cơ bản về ung thư máu mà bạn đọc cần biết. Không chỉ riêng ung thư máu, các loại ung thư nói chung đều là căn bệnh nguy hiểm, đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của bạn. Do đó, bạn nên chủ động tầm soát sức khỏe định kỳ để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital