Tại sao trẻ biếng ăn: Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Chăm sóc một đứa trẻ đã là nỗi vất vả của bậc cha mẹ nhưng chăm sóc một đứa trẻ biếng ăn còn vất vả hơn nhiều lần. Vậy tại sao trẻ biếng ăn? Hãy theo dõi bài viết này để tìm hiểu rõ nguyên nhân và những phương pháp giải quyết.

1. Tìm hiểu tình trạng biếng ăn ở trẻ

1.1. Khái quát tình trạng biếng ăn ở trẻ

Biếng ăn là tình trạng rối loạn ăn uống phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ 1 đến 6 tuổi.

– Các bé gái có tỷ lệ biếng ăn cao hơn các bé trai.

– Tình trạng biếng ăn khiến trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

– Trẻ biếng ăn có nguy cơ đối mặt với các vấn đề sức khỏe như: thiếu chất, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, giảm mật độ xương, mất cân bằng nội tiết…

– Trẻ biếng ăn dễ bị ám ảnh về thức ăn và cân nặng của cơ thể.

Biếng ăn là tình trạng rối loạn ăn uống phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ 1 đến 6 tuổi.

Biếng ăn là tình trạng rối loạn ăn uống phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ 1 đến 6 tuổi.

1.2. Nhận biết các biểu hiện của trẻ biếng ăn

Những biểu hiện của trẻ biếng ăn bao gồm:

– Trẻ hay quấy khóc và tìm cách lẩn tránh việc ăn.

– Trẻ ngậm thức ăn một cách miễn cưỡng, không chịu nhai hoặc nuốt.

– Lượng thức ăn của trẻ biếng ăn thường ít hơn so với các bạn cùng lứa.

2. Tìm hiểu tại sao trẻ biếng ăn

Những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn thường là:

2.1. Khẩu phần ăn thiếu hụt các dưỡng chất

– Nếu khẩu phần ăn của bé bị thiếu hụt các vitamin nhóm B như B1, B2, B6 hay B12 sẽ làm quá trình chuyển hóa thức ăn bị chậm trễ, khiến bé thường xuyên đầy bụng, không thèm ăn.

– Nếu thiếu kẽm và selen sẽ gây cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng

– Nếu thiếu chất xơ và các vitamin sẽ khiến bé bị chướng bụng, táo bón, không muốn ăn thêm.

Khẩu phần ăn thiếu hụt dưỡng chất là một trong những nguyên nhân khiến tại sao trẻ biếng ăn.

Khẩu phần ăn thiếu hụt dưỡng chất là một trong những nguyên nhân khiến tại sao trẻ biếng ăn.

2.2. Tại sao trẻ biếng ăn – Vì cơ thể bé thay đổi sinh lý hoặc sức khỏe có vấn đề

– Thời điểm chuyển giao giữa các giai đoạn như biết lật, biết ngồi, bò hay biết đi, mọc răng… đều khiến bé rơi vào khủng hoảng, khó chịu và chán ăn.

– Việc mọc răng khiến trẻ đau nhức, ăn uống khó khăn nên bé hay bỏ ăn.

– Bộ máy tiêu hóa của trẻ có vấn đề như rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột… đều khiến bé khó tiêu, đầy bụng, hấp thu thức ăn kém, dẫn đến biếng ăn.

– Trẻ nhiễm giun, sán, các loại ký sinh trùng… hoặc đường hô hấp có vấn đề như viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi… sẽ khiến trẻ mệt mỏi, uể oải và không muốn ăn.

2.3 Thói quen xấu từ cha mẹ

– Nấu đi nấu lại một món hoặc trình bày thiếu hấp dẫn sẽ khiến trẻ chán ăn, bỏ bữa.

– Cha mẹ cho con ăn uống tùy hứng, không có kế hoạch giờ giấc cố định, nuông chiều con cái ăn quà vặt trước ăn… sẽ khiến con không đói nên không có hứng thú với bữa chính.

– Sử dụng đồ chơi hoặc tivi để dụ con sẽ khiến con xao nhãng, mất tập trung, quên mất cảm giác thèm ăn.

– Khẩu phần mỗi bữa nhiều hơn khả năng hấp thụ của con.

Sử dụng đồ chơi hoặc tivi để dụ con sẽ khiến con xao nhãng, mất tập trung, quên mất cảm giác thèm ăn.

Sử dụng đồ chơi hoặc tivi để dụ con sẽ khiến con xao nhãng, mất tập trung, quên mất cảm giác thèm ăn.

2.4. Yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân tại sao trẻ biếng ăn

– Thường xuyên la hét, quát mắng hoặc dọa dẫm con không phải hành động đúng đắn. Nó chỉ khiến bé trở nên sợ hãi, áp lực và bị ám ảnh với chuyện ăn uống.

– Khi phải đột ngột thay đổi môi trường sống như chuyển nhà, chuyển trường hay giờ ăn, địa điểm ăn… sẽ khiến tâm trạng của bé bị thay đổi và không muốn ăn.

3. Cách giải quyết khi trẻ biếng ăn

Nếu bé biếng ăn, các bậc phụ huynh hãy thử áp dụng những bí quyết sau xem sao nhé!

3.1. Đa dạng món ăn và cách trình bày

– Đa dạng nguyên liệu và cách chế biến để con không bị thiếu chất.

– Nên có ít nhất một món ăn bé yêu thích để kích thích sự thèm ăn của bé.

– Tôn trọng quyết định chọn món của bé.

– Khuyến khích bé ăn thử tất cả các món trên bàn ăn và không quan trọng số lượng.

– Mẹ cố gắng trình bày món ăn đẹp mắt cũng sẽ khiến con hứng thú hơn.

Mẹ cố gắng trình bày món ăn đẹp mắt cũng sẽ khiến con hứng thú hơn.

Mẹ cố gắng trình bày món ăn đẹp mắt cũng sẽ khiến con hứng thú hơn.

3. 2. Cho trẻ ăn đúng bữa

– Cha mẹ phải nghiêm khắc, quy định con không được tự ý ăn bất cứ thứ gì nếu chưa đến bữa. Việc ăn vặt trước bữa ăn sẽ làm bé lửng bụng và không còn hứng thú với bữa chính.

– Cho bé ăn cùng gia đình sẽ tạo điều kiện cho bé quan sát và học tập thói quen ăn uống của người lớn. Đồng thời, nhìn người khác ăn sẽ kích thích vị giác và sự thèm ăn của bé.

– Việc được ngồi ăn chung với gia đình cũng giúp tâm trạng của bé thoải mái hơn, ăn ngon miệng hơn.

3.3. Cho bé ăn nhiều bữa nhỏ

Thay vì thúc ép con, các mẹ hãy cho bé ăn thật nhiều bữa nhỏ để con không bị áp lực chuyện ăn uống. Ngoài những món chính như cơm hay cháo, mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như bánh ít ngọt, sữa chua, trái cây…

3.4. Không nên uống quá nhiều đồ uống

Trước và trong bữa ăn, mẹ tuyệt đối không cho con uống quá nhiều nước, dù đó là nước lọc, sữa hay nước trái cây. Vì uống quá nhiều đồ uống vô tình khiến con đầy bụng và mất đi cảm giác thèm ăn.

3.5. Cho bé vào bếp cùng mẹ

Các bé đều thích lựa chọn và tự quyết định món ăn của mình. Cho bé vào bếp là một cách giúp mẹ “khai thác” được thông tin là bé muốn ăn gì, từ đó mẹ có cách chế biến và đan xen những món phù hợp. Tạo điều kiện và khuyến khích bé làm một vài việc phụ như nhặt rau, nêm gia vị… Những việc nhỏ này sẽ giúp bé thèm ăn và khuyến khích bé ăn thử món mình làm

Cho bé vào bếp cùng mẹ sẽ kích thích bé muốn nếm thử món mình vừa nấu.

Cho bé vào bếp cùng mẹ sẽ kích thích bé muốn nếm thử món mình vừa nấu.

3.6. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Nếu khẩu phần ăn của bé có đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp quá trình tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn ở bé diễn ra thuận lợi hơn. Nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu kẽm và protein như thịt bò, thịt gà… cùng các loại rau giàu chất xơ và vitamin… không chỉ đảm bảo đủ chất mà còn kích thích sự thèm ăn ở trẻ.

3.7. Đề cao sự tập trung

Hãy giao kèo với bé rằng bữa ăn chỉ nên tập trung vào ăn. Không lạm dụng đồ chơi, ti vi, sách truyện… Đặc biệt, cha mẹ cũng không nên đem những vật này ra để làm phần thưởng cho việc ăn uống của bé. Vì như thế, bé sẽ ăn để giành quà chứ không phải vì nhu cầu của cơ thể nên bữa ăn sẽ không có tác dụng.

3.8. Khuyến khích trẻ vận động và tập thể dục

Thiết lập thói quen vận động, tập thể dục mỗi ngày không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giúp bé ăn ngon miệng hơn. Lý giải cho việc này là do khi vận động, bé sẽ đốt cháy năng lượng nên sẽ có cảm giác đói và thèm ăn. Một số bài tập phù hợp với bé và cả gia đình bao gồm: Đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe…

Trên đây là những thông tin giúp mẹ có được lời giải đáp cho thắc mắc “tại sao trẻ biếng ăn”. Hy vọng, với những nguyên nhân, cũng như giải pháp được đề cập trong bài viết sẽ giúp cha mẹ cải thiện tình trạng biếng ăn của con.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital