Sức khỏe đôi mắt quý giá như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Đôi mắt là tài sản quý giá của con người. Chính vì thế cần quan tâm đến việc chăm sóc, bảo vệ cho “cửa sổ tâm hồn”, để hạn chế tình trạng suy giảm thị lực khi về già.

Sau tuổi 30, cùng với quy luật lão hóa tự nhiên của cơ thể, mắt cũng bắt đầu “già” đ.

Sau tuổi 30, cùng với quy luật lão hóa tự nhiên của cơ thể, mắt cũng bắt đầu “già” đ.

Mất thị lực là điều bình thường của quá trình lão hóa?

Sau tuổi 30, cùng với quy luật lão hóa tự nhiên của cơ thể, mắt cũng bắt đầu “già” đi và chúng ta trải qua một số thay đổi về thị lực như nhìn xa kém hay đau, mỏi, khô mắt, gặp khó khăn khi phân biệt một số màu sắc, đặc biệt là các sắc thái của màu xanh…  Một số trường hợp thay đổi thị lực đòi hỏi phải đeo kính hoặc kính áp tròng để có thể nhìn rõ hơn. Tuy nhiên những thay đổi này có thể điều trị được và sẽ không dẫn tới mất thị lực hay mù lòa. Cần nhớ rằng mất thị lực không phải là một phần bình thường của sự lão hóa. Trong thực tế, với một lối sống lành mạnh, khoa học, nhiều người không gặp phải tình trạng mất thị lực khi về già.

Nên làm gì để giữ cho đôi mắt luôn khỏe đẹp?

Một số cách đơn giản sau đây sẽ giúp cho đôi mắt luôn khỏe mạnh khi tuổi tác bước sang tầm “xế chiều”:

  • Khám mắt định kỳ
  • Ăn uống lành mạnh, hợp lý
  • Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.
  • Đeo kính mát khi đi ra ngoài để bảo vệ đôi mắt an toàn trước ánh nắng mặt trời
  • Không hút thuốc
  • Biết rõ tiền sử bệnh của gia đình.
  • Cho mắt được nghỉ ngơi
  • Nếu sử dụng kính áp tròng, luôn giữ cho tay và kính sạch sẽ.

Tại sao cần phải khám mắt định kỳ?

Khám mắt định kỳ là biện pháp hiệu quả nhất để biết rõ tình trạng sức khỏe đôi mắt.

Khám mắt định kỳ là biện pháp hiệu quả nhất để biết rõ tình trạng sức khỏe đôi mắt.

Khám mắt định kỳ là biện pháp hiệu quả nhất để biết rõ tình trạng sức khỏe đôi mắt. Nhiều bệnh về mắt như các bệnh về mắt do tiểu đường (tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và võng mạc tiểu đường) hay thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi thường không có dấu hiệu cảnh báo. Khám mắt định kỳ là cách để phát hiện các bệnh này trong giai đoạn đầu và điều trị kịp thời.

Chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho thị lực như thế nào?

Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể. Ăn nhiều trái cây và rau quả, đặc biệt là các loại rau màu xanh đậm như rau bina, cải xoăn… có thể giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu cũng cho biết ăn các loại cá giàu axit béo omega – 3 như cá hồi, cá ngừ và cá bơn cũng mang lại nhiều lợi ích cho mắt.

Tại sao việc duy trì một trọng lượng khỏe mạnh giúp bảo vệ thị lực?

Bởi vì thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, kéo theo nguy cơ gặp phải những biến chứng liên quan tới mắt do tiến triển của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như bệnh võng mạc tiểu đường hay tăng nhãn áp. Những bệnh này có thể dẫn tới mất thị lực, mù lòa.

Tại sao đeo kính mát lại là một biện pháp để bảo vệ sức khỏe đôi mắt?

Kính mát không chỉ là một phụ kiện thời trang mà còn có công dụng tuyệt vời giúp bảo vệ đôi mắt khỏi tác động của các tia cực tím từ mặt trời.
Một số ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời tới đôi mắt:

  • Đục thủy tinh thể: là tình trạng mà phần trong suốt của mắt trở nên mờ đục, ngăn cản các tia sáng vào trong mắt và gây suy giảm thị lực. Ước tính có khoảng 20% c trường hợp đục thủy tinh thể là do tiếp xúc dài hạn với tia cực tím.
  • Thoái hóa điểm vàng: là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở những người trên 50 tuổi.
  • Mộng thịt: là một mô thịt phát triển hình tam giác hoặc hình cánh trên giác mạc. Nó thường xuất hiện ở góc trong hoặc góc bên ngoài của mắt. Mộng thịt có thể làm thay đổi đường cong của nhãn cầu, gây loạn thị.

Kính mát tốt là loại  ngăn chặn được 99 – 100% cả hai tia UV-A và UV-B.

Hút thuốc lá ảnh hưởng đến mắt như thế nào?

Hút thuốc lá không chỉ có hại cho đôi mắt mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi, đục thủy tinh thể, và tổn thương thần kinh thị giác, tất cả đều có thể dẫn đến mất thị lực và mù lòa.

Vì sao cần phải biết rõ tiền sử bệnh tật của gia đình?

Tiền sử gia đình là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh về mắt liên quan tới tuổi tác như thoái hóa điểm vàng (AMD) và tăng nhãn áp. Nếu trong gia đình có người đã từng mắc bệnh về mắt, nên đi khám để xác định xem liệu bản thân có nguy cơ phát triển bệnh tương tự hay không và có biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Có cần thiết để cho mắt được nghỉ ngơi?

Những người dành quá nhiều thời gian làm việc bằng máy tính hoặc tập trung vào một việc gì đó, thường quên nháy mắt, khiến đôi mắt dễ bị mỏi.

Những người dành quá nhiều thời gian làm việc bằng máy tính hoặc tập trung vào một việc gì đó, thường quên nháy mắt, khiến đôi mắt dễ bị mỏi.

Những người dành quá nhiều thời gian làm việc bằng máy tính hoặc tập trung vào một việc gì đó, thường quên nháy mắt, khiến đôi mắt dễ bị mỏi. Để giảm thiểu tình trạng này, có thể áp dụng quy tắc 20 – 20 – 20: cứ 20 phút nhìn ra khoảng 20 feet ở phía trước trong 20 giây.

Bao lâu thì nên đi khám mắt?

Với những người từ 60 tuổi trở lên, nên khám mắt ít nhất 1 lần/năm. Nếu có nguy cơ cao mắc các bệnh về mắt hay hiện đang mắc bệnh về mắt liên quan đến tuổi, có thể sẽ phải khám mắt thường xuyên hơn, tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital