Sốt cao co giật ở trẻ em và những điều cần lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Sốt cao co giật ở trẻ em là một hiện tượng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con. Vì vậy để giúp bố mẹ có thể đối phó cũng như xử lý tình trạng này hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

1. Sốt cao co giật ở trẻ em là gì?

Sốt co giật ở trẻ em hay còn được gọi là co giật do sốt cao. Đây là tình trạng co giật gây ra bởi cơn sốt cao ở trẻ em. Trạng thái thường thấy của trẻ là bị mất cảm giác và tay chân liên tục co giật. Nhiệt độ cơ thể của trẻ khi bị sốt co giật là rơi vào khoảng trên 39 độ.

Cha mẹ nên phật biệt rõ ràng, sốt co giật không phải là bệnh động kinh. Nguyên nhân của sốt co giật xuất phát từ nguyên nhân sốt quá cao. Còn với bệnh động kinh thì nguyên nhân sẽ đến từ những yếu tố khác. Những cơn co giật khi sốt cao thường sẽ xảy ra vào những ngày đầu tiên sốt của trẻ.

Sốt co giật hoàn toàn không phải một bệnh hiếm gặp và không thể chữa trị. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ gây ra những nguy hiểm nhất định cho sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy mà cần được phát hiện và điều trị đúng cách.

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và thường sẽ hết khi bé bước sang 6 tuổi. Hiện tượng này ít gặp ở trẻ đã lớn. Sốt co giật có thể chính là một trong những dấu hiệu báo động tình trạng cơ thể. Đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý ở trẻ như là: nhiễm trùng nặng, viêm màng não, viêm não,…

Chính vì vậy, để biết chính xác tình trạng của bé thì ngay khi trẻ có hiện tượng co giật khi sốt. Hãy nhanh chóng đưa bé đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín. Việc này là để được bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời, nhanh chóng giải quyết vấn đề.

Sốt cao co giật ở trẻ em là một hiện tượng nguy hiểm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con

Sốt cao co giật ở trẻ em là một hiện tượng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con

2. Biểu hiện của sốt co giật ở trẻ em

Một số biểu hiện đặc trưng nhất của trẻ khi bắt đầu sốt mà gia đình, người chăm sóc cần chú ý:

– Nhiệt độ cơ thể của bé sẽ khoảng trên 39 độ, sốt cao, người nóng

– Có hiện tượng sùi bọt mép, mất đi ý thức

– Tay chân cứng, co giật theo từng cơn

– Hai mắt không nhìn thẳng có thể se trợn ngược lên trên

Hiện nay theo phân loại thì có  2 thể co giật do sốt là: Loại đơn giản và loại phức tạp. Loại thường thấy là sốt thể đơn giản. Sốt thể phức tạp chiếm tỉ lệ khoảng 1/3. Phân biệt hai loại này như sau:

2.1 Biểu hiện trẻ khi bị co giật do sốt thể đơn giản

– Co giật toàn thân

– Thời gian co giật thường ngắn, thời gian rơi vào khoảng 5’

– Không bị rối loạn hành vi hay những yếu tố liên quan đến thần kinh sau khi cô giật.

– Trước đây đã từng có tiền sử sốt co giật.

2.2 Biểu hiện trẻ khi bị co giật do sốt thể phức tạp

– Không co giật toàn thân mà chỉ co giật một khu vực trên cơ thể

– Thời gian diễn ra cũng lâu hơn so với co giật do sốt thể đơn giản, thời gian khoảng 15’

– Trong vòng 24h có hai lần co giật, mỗi lần 15’ hoặc hơn.

– Có biểu hiện của việc rối loạn tri giác hay liệt chi sau khi co giật.

Hiện nay theo phân loại thì có 2 thể co giật do sốt là: Loại đơn giản và loại phức tạp

Hiện nay theo phân loại thì có 2 thể co giật do sốt là: Loại đơn giản và loại phức tạp

3. Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị co giật do sốt cao?

3.1 Cách xử lý khi trẻ bị co giật

Khi trẻ bị co giật do cơn sốt cha mẹ không nên quá lo lắng và sợ hãi. Cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau:

– Nhanh chóng đặt trẻ nằm xuống nơi rộng rãi và an toàn, không có những đồ vật nguy hiểm.

– Giữ bé nằm nghiêng một chân duỗi một chân co. Chú ý việc nghiêng bé sang một bên là rất quan trọng. Việc để bé nằm nghiêng sẽ ngăn không để chất nôn quay trở lại.

– Không để quần áo quá chật, quá bó lấy cơ thể mà nên nới lỏng.

– Không cố gắng cạy răng trẻ hoặc nhét bất cứ vật lạ gì vào miệng trẻ.

– Khi trẻ bị sốt co giật chú ý giữ trẻ an toàn qua cơn co giật không nên dùng sức ghì chặt trẻ có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

– Khi bé ổn định trở lại nên nhanh chóng đưa ngay bé đến cơ sở y tế uy tín gần nhất.

3.2 Cách hạ sốt cho trẻ khi bị sốt co giật

– Cởi bỏ quần áo trẻ, mặc đồ thoáng mát, thấm mồ hôi hoặc không cần mặc đồ cho trẻ chỉ cần lưu ý giữ cho nhiệt độ trong phòng phù hợp

– Khi trẻ bị sốt 39 độ C thì có thể hạ nhiệt bằng cách đắp lên cơ thể của trẻ khăn ướt. Hạ nhiệt chủ yếu ở khu vực hai nách, bẹn và trán.

Chú ý thay khăn thường xuyên để giải nhiệt cho trẻ được thực hiện tốt và nhanh hơn. Tuyệt đối không nên dùng nước đá vì rất có thể sẽ gây co mạch làm chậm trễ quá trình giải nhiệt.

– Tìm và điều trị nguyên nhân gây sốt.

hãy nhanh chóng đưa bé đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời

Hãy nhanh chóng đưa bé đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời

Sốt cao co giật ở trẻ em là hiện tượng tương đối nguy hiểm. Hãy đến bệnh viện cũng như những cơ sở y tế uy tín gần nhất, ngay khi trẻ có những dấu hiệu bất thường bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital