Sản phụ đẻ thường sau bao lâu thì đi tiểu được?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Đối với những mẹ đẻ thường, tầng sinh môn, âm đạo chịu rất nhiều áp lực sau sinh. Ngoài ra, một số trường hợp thai phụ còn phải rạch tầng sinh môn trong quá trình sinh. Bởi vậy, việc sinh hoạt sau sinh cần được chú ý rất nhiều. Đặc biệt là việc đẻ thường sau bao lâu thì đi tiểu được?

1. Sản phụ sau đẻ thường bao lâu có thể đi tiểu được?

Việc tiểu tiện sau sinh nở không phải một vấn đề đơn giản. Thực tế, có rất nhiều mẹ bỉm gặp tình trạng bí tiểu, khó tiểu sau sinh. Vậy sau sinh thường bao lâu các mẹ có thể tiểu tiện bình thường được?

1.1. Sản phụ đẻ thường sau bao lâu thì đi tiểu được?

Thông thường, từ 2 đến 8 tiếng sau khi sinh nở, người phụ nữ cần phải tiểu tiện ít nhất 1 lần. Nếu như các mẹ không đi tiểu lần nào trong thời gian này, rất có thể đây là dấu hiệu của tình trạng bí tiểu. Bí tiểu sau sinh thường được chẩn đoán bằng phương pháp siêu âm ổ bụng, nhận định về lượng nước tiểu trong bàng quang.

Siêu âm giúp phát hiện sớm nguyên nhân gây ra tình trạng bí tiểu sau sinh

Siêu âm giúp phát hiện sớm nguyên nhân gây ra tình trạng bí tiểu sau sinh

Với những trường hợp tiểu khó, sản phụ sẽ được hỗ trợ đặt ống thông tiểu để nước tiểu trong bàng quang được rút hết. Thông qua việc kiểm tra lượng nước tiểu tích trong bàng quang, tình trạng bí tiểu sau sinh cũng được xác định cụ thể hơn.

1.2. Đẻ thường sau bao lâu thì đi tiểu được? Cách để sản phụ đi tiểu bình thường sớm nhất

Trong khoảng 1 tiếng đầu tiên, nguy cơ băng huyết sau sinh khá cao. Vì vậy, thời gian này chưa phải là lúc phù hợp để chị em có thể tiểu tiện lại bình thường.

Từ 2 đến 8 tiếng sau sinh, các mẹ được khuyến khích tiểu tiện để tránh tình trạng bí tiểu. Dưới đây là một số điều cần ghi nhớ nếu chị em muốn dễ dàng tiểu tiện sớm trở lại sau đẻ thường:

– Tập thói quen tiểu thường xuyên khi buồn để bàng quang hoạt động ổn định và dễ dàng hơn.

– Nếu phải thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn, các mẹ nên sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh nhiễm trùng, gây đau đớn khi đại tiểu tiện sau sinh.

– Nếu gặp tình trạng phù nề do ảnh hưởng của việc tiểu tiện, nhất là với những trường hợp rạch tầng sinh môn, việc sử dụng thuốc chống phù là cần thiết.

– Trường hợp bàng quang giảm trương lực, người mẹ nên sử dụng thuốc cải thiện trương lực của bàng quang.

Đẻ thường sau bao lâu thì đi tiểu được? Các mẹ có thể đi tiểu từ 2 đến 8 tiếng sau khi sinh nở

Đẻ thường sau bao lâu thì đi tiểu được? Các mẹ có thể đi tiểu từ 2 đến 8 tiếng sau khi sinh nở

– Sử dụng thêm các loại vitamin nhóm B để giúp cơ thể tăng đề kháng, hỗ trợ phục hồi nhanh các tổn thương sau sinh nở.

– Để tạo thói quen tiểu tiện dễ dàng sau sinh, các mẹ nên thường xuyên đi tiểu khi có cảm giác buồn tiểu. Nhiều mẹ bỉm vì sợ đau, ngại nhiễm trùng mà cố gắng nhịn tiểu, điều này thực sự không tốt, đặc biệt có thể dẫn tới bàng quang bị nhiễm trùng.

2. Những tác hại của việc nhịn tiểu sau đẻ thường

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các mẹ bỉm sau sinh ngại đi tiểu. Đối với các mẹ sinh thường, việc lười tiểu tiện sau sinh, từ đó dẫn đến bí tiểu là do:

– Khi sinh thường, em bé đi ra từ ngả âm đạo của người mẹ. Vì vậy, các bộ phận hệ tiết niệu như bàng quang, niệu đạo có thể phải chịu áp lực từ quá trình co bóp của tử cung cũng như do thai nhi đè lên. Quá trình này khiến cho bàng quang căng giãn, từ đó nước tiểu bị tích đọng, khó đào thải ra ngoài.

– Quá trình sinh con, chuyển dạ kéo dài. Từ đây, bàng quang bị chèn ép trong một thời gian dài dẫn đến việc chức năng, hoạt động bị ảnh hưởng. Phản xạ về việc tiểu tiện của các mẹ cũng giảm sút nghiêm trọng.

– Tầng sinh môn bị rạch do sản phụ gặp khó khăn trong quá trình sinh con. Từ đây, các mẹ sinh ra tâm lý sợ đi tiểu, ngại đi tiểu.

– Trong thời gian mang thai, đường tiểu của thai phụ bị nhiễm trùng. Từ đó, hậu sản, ống dẫn tiểu bị phù nề, tụ máu gây đau và khó tiểu.

Mặc dù có thể cải thiện và được đánh giá là không quá nguy hiểm, nhưng việc nhịn tiểu, thường xuyên khó tiểu sau sinh lại có thể dẫn đến nhiều hệ quả:

– Dây thần kinh tại bàng quang có thể bị tổn thương, thậm chí bị liệt.

– Mức độ, cường độ trương lực bàng quang giảm đi đáng kể hoặc biến mất hoàn toàn.

– Bàng quang, thận bị viêm khi nước tiểu bị tích tụ lâu dài.

– Suy giảm chức năng của thận, từ đó dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng về sau.

3. Làm thế nào để cải thiện được các vấn đề về tiểu tiện sau sinh?

Hầu hết các vấn đề về tiểu tiện sau sinh đều có khả năng cải thiện, khắc phục nếu được phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm. Thông qua chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ có thể đánh giá cụ thể nhất chức năng, hoạt động cũng như khả năng điều tiết lượng nước tiểu của bàng quang, cổ bàng quang, cơ vòng tại niệu đạo.

Cụ thể, sản phụ sẽ được chẩn đoán tình trạng tiểu tiện sau sinh quá các bước sau:

– Khám, kiểm tra vùng niệu khoa và sàn chậu.

– Siêu âm, đánh giá tình trạng hệ niệu, tử cung qua đường âm đạo.

– Phân tích và tiến hành xét nghiệm mẫu nước tiểu.

– Tiến hành đo và kiểm tra niệu động lực học.

Thông qua chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ có thể đánh giá cụ thể nhất chức năng, hoạt động cũng như khả năng điều tiết lượng nước tiểu của bàng quang, cổ bàng quang, cơ vòng tại niệu đạo, cải thiện các vấn đề về tiểu tiện sau sinh

Thông qua chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ có thể đánh giá cụ thể nhất chức năng, hoạt động cũng như khả năng điều tiết lượng nước tiểu của bàng quang, cổ bàng quang, cơ vòng tại niệu đạo, cải thiện các vấn đề về tiểu tiện sau sinh

Thông qua kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên cho sản phụ, tìm ra hướng khắc phục để việc tiểu tiện sớm trở lại bình thường.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, cải thiện tình trạng tầng sinh môn và hỗ trợ hoạt động của bàng quang, thận bằng cách chỉnh đốn sinh hoạt và thói quen ăn uống cá nhân cũng ảnh hưởng rất nhiều tới việc đẻ thường sau bao lâu thì sản phụ có thể đi tiểu được. Các mẹ có thể áp dụng ngay những lưu ý sau đây trước khi trải qua quá trình sinh con.

– Vận động thường xuyên, tránh việc nằm, ngồi nhiều, ảnh hưởng đến phản xạ của hệ tiết niệu sau sinh.

– Uống bổ sung thêm nước, uống đủ nước hàng ngày.

– Không được nín tiểu, nhịn tiểu. Các mẹ nên tập thói quen đi tiểu thường xuyên từ trước khi sinh con.

– Chú ý đến vấn đề vệ sinh, rửa vùng sinh dục với nước sạch, ấm hoặc các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có pH nhẹ.

– Luôn giữ cho vùng âm hộ, âm đạo được khô ráo.

– Tránh để âm hộ, âm đạo bị các tác nhân gây hại tấn công, làm biến đổi môi trường, dẫn tới viêm nhiễm. Nếu có xảy ra tình trạng viêm nhiễm, chị em cần đi khám phụ khoa và nhận chỉ định từ bác sĩ để xử lý sớm nhất.

– Chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp các chị em ổn định thể trạng sớm sau sinh.

Trên đây là những thông tin về việc đẻ thường sau bao lâu thì các mẹ có thể đi tiểu được. Lưu ý, các mẹ sau sinh thường sẽ được theo dõi và chăm sóc tốt khi sinh nở tại những cơ sở y tế chuyên khoa. Vì vậy, việc lựa chọn địa chỉ sinh nở ngay từ đầu sẽ giúp chị em có thể yên tâm hơn trong việc xử lý những vấn đề gặp phải sau sinh.

Hiện tại, Thu Cúc TCI là đơn vị cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói, hỗ trợ mẹ bầu trong giai đoạn trước – trong – sau sinh nở. Lựa chọn Thu Cúc TCI, các mẹ có thể an tâm hơn trong việc đảm bảo sức khỏe thai kỳ cũng như có một hành trình đi sinh trọn vẹn, không cần lo lắng quá nhiều về việc phục hồi sau sinh. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm và hệ thống máy móc, cơ sở vật chất hiện đại, Thu Cúc TCI sẽ luôn đồng hành và đáp ứng tốt mọi nhu cầu của các mẹ bầu, các mẹ sau sinh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital