Răng lệch khớp cắn và những tác hại

Tham vấn bác sĩ

Răng lệch khớp cắn là vấn đề không còn hiếm gặp hiện nay. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động thường nhật của răng miệng như ăn nhai mà còn gây mất tính thảm mỹ của toàn gương mặt.

1. Thế nào là tình trạng răng lệch khớp cắn?

Khớp cắn là bộ phận tương quan giữa hai hàm cùng răng trên – dưới. Điều này bao gồm cả về tỉ lệ cân xứng, diện tích tiếp xúc với nhau trong khoảng thời gian nghỉ, khi ăn nhai của xương hàm. Thông thường, hàm răng của con người phải đạt tiêu chuẩn cân đối giữa 2 hàm mới được đánh giá là một hàm răng đạt chuẩn khớp cắn.

Khi bị lệch khớp cắn, răng hàm trên, dưới sẽ xuất hiện tình trạng lệch tâm. Chúng không thể cắn khít lại nhau và các răng trên cung hàm sẽ mọc lệch lạc, không ngay thẳng. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho con người.

1.1 Biểu hiện của răng lệch khớp cắn

Để nhận biết được tình trạng lệch khớp cắn, ta có thể dựa trên những biểu hiện sau:

– Sự chênh lệch trong liên kết giữa các răng, đặc biệt là khi cắn xuống không có sự ăn khớp nhau.

– Hay bị cắn phải phần má trong hoặc lưỡi khi thực hiện ăn nhai hoặc nói chuyện.

– Trong quá trình nhai, cắn thực phẩm cảm thấy khó chịu.

– Việc phát âm gặp khó khăn, nói chuyện không chuẩn, không tròn chữ.

– Ngậm miệng lại khó có thể khép kín được 2 hàm. Thậm chí, người bệnh có thể thường xuyên phải thở bằng miệng.

1.2 Các loại lệch khớp cắn

Có 4 tình trạng lệch khớp cắn thường gặp:

1.2.1 Khớp cắn ngược

Tình trạng này còn được biết đến với tên gọi răng món. Đây là dạng răng bị sai khớp cắn nghiêm trọng. Điều này là do xương hàm dưới phát triển quá đà dẫn tới bị đưa ra phía trước quá nhiều. Trong khi đó, xương ở hàm trên lại quá ngắn. Những răng hàm trên sẽ có xu hướng bị cụp vào trong. Khi nhìn nghiêng, ta có thể nhận thấy rõ phần môi dưới chìa ra ngoài hẳn so với môi trên. Với trường hợp bị móm nặng hơn, cằm cũng có thể bị chìa ra bên ngoài.

1.2.2 Khớp cắn sâu

răng lệch khớp cắn

Tình trạng khớp cắn sâu

Đây là tình trạng mất cân đối của hàm trên và dưới khiến hàm dưới bị khuất sâu so với hàm trên. Trường hợp này khi nhìn nghiêng, ta sẽ thấy phần hàm dưới bị che đi khá nhiều. Sự tương quan giữa trán, mũi và cằm giống như người bị vẩu. Những bệnh nhân mắc tình trạng này sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống.

1.2.3 Khớp cắn chéo

Không giống như 2 tình trạng trên, khớp cắn chéo không có biểu hiện rõ trên khuôn mặt. Tuy nhiên, khi bệnh nhân cười thì khuyết điểm sẽ lộ ra. Thông thường, toàn bộ răng và các kẽ răng sẽ có sự cân đối và hài hòa. Nhưng đối với những người bị khớp căn chéo, các răng lại có tình trạng bị xô lệch, mọc không theo trật tự.

1.2.4 Khớp cắn hở

Đây là một trong những vấn đề về sai lệch khớp cắn nghiêm trọng nhất. Tình trạng này ảnh hưởng tới đồng thời chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của gương mặt. Nguyên nhân của khớp cắn hở là do nhóm răng cửa bị hở, có thể nhìn thấy cả lưỡi. Khi các răng hàm không thể chạm vào nhau sẽ dẫn tới khó khăn khi thực hiện ăn nhai.

2. Những nguyên nhân gây tình trạng sai khớp cắn

Tình trạng lệch khớp cắn có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, đa phần các bệnh nhân mắc phải tình trạng này sẽ thuộc một trong 4 nhóm nguyên nhân sau:

–  Yếu tố di truyền: Khi trong gia đình có ông, bà, bố, mẹ, anh chị em, … bị lệch khớp cắn dẫn tới khả năng cao thế hệ sau cũng mắc tình trạng như vậy.

– Chấn thương: Khi bị chấn thương dẫn tới xương hàm gãy, việc lệch xương hàm cũng có thể dẫn tới tình trạng khớp cắn bị lệch.

– Những thói quen xấu hàng ngày: Trong giai đoạn thay răng, răng chưa hoàn thiện việc phát triển. Do đó, thời điểm này nếu con người có những thói quen xấu như cắn đồ vật, mút tay, đẩy lưỡi, … khả năng gây lệch khớp căn là rất cao.

răng lệch khớp cắn

Cần điều trị nha khoa ở những địa chỉ uy tín để tránh hậu quả răng lệch khớp cắn

– Điều trị nha khoa không phù hợp: Trong quá khứ, có thể người bệnh từng trải qua cuộc điều trị nha khoa như gắn mão sứ, hàn răng, … Tuy nhiên, những phương pháp này lại không được thực hiện đúng kỹ thuật hay sử dụng các loại vật liệu kém chất lượng. Lý do này cũng sẽ gây nên việc khớp cắn bị lệch.

Bên cạnh đó, việc lệch khớp cắn cũng có thể bắt nguồn từ một số lý do khác như mọc răng bị thừa, thay răng quá sớm, mất răng, …

3. Những tác hại của hàm bị lệch khớp cắn

3.1 Tổn hại sức khỏe răng miệng

Khi người bệnh bị lệch khớp cắn, hàm răng sẽ trở nên lồi lõm, không đều. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng. Khi răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, đều đặn sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Sinh sôi và phát triển, vi khuẩn sẽ gây ra nhiều bệnh lý cho răng miệng như: viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng, …

3.2 Chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng

Khớp cắn lệch dẫn tới chức năng ăn nhai của hàm cũng suy giảm. Khi đó, răng bị lệch khớp cắn và không thể phân tán lực đồng đều. Lực nhai cũng sẽ không được đảm bảo độ mạnh để nghiền nát tốt thức ăn. Do đó, khi sử dụng hàm với lực quá mức trong một thời gian dài sẽ khiến răng bị tổn hại nghiêm trọng. Thậm chí, bệnh nhân có thể phải đối mặt với nguy cơ mất răng, co thắt cơ, khớp thái dương hàm bị ảnh hưởng, …

3.3 Các phát âm bị ảnh hưởng

Việc nhiều người bị ngọng, nói không chuẩn, bị méo tiếng cũng có thể bắt nguồn từ vấn đề lệch khớp cắn. Khi bị lệch khớp cắn, lưỡi và môi không thể hoạt động nhịp nhàng như bình thường. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình giao tiếp, làm việc hàng ngày. Lâu dài, nó sẽ như một điểm yếu, gây mắt tự tin cho người bệnh.

3.4 Tổn hại tính thẩm mỹ của gương mặt

Răng lệch khớp cắn

Ngay khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh hãy đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để kiểm tra để tránh ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

Thẩm mỹ gương mặt bị tổn hại là một trong những hậu quả tất yếu khi bị lệch khớp cắn. Cụ thể, gương mặt của bệnh nhân sẽ trở nên mất cân đối, các đường nét không hài hòa. Đặc biệt, khuôn miệng, hàm và cằm là 3 vị trí chịu tác động rất lớn. Khi cười, những khuyết điểm này càng trở nên rõ rệt hơn.

Để tránh trường hợp gặp phải những hậu quả gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống như vậy, ngay khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh hãy đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để kiểm tra. Sau khi đã nắm được tình trạng, các bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị và cách chăm sóc phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital