Phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung HPV chị em cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây tử vong cao ở phụ nữ, đứng thứ 2 sau ung thư vú. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung HPV đối với phụ nữ, đặc biệt là chị em từ 30 tuổi trở lên là một trong những phương pháp hiệu quả để hỗ trợ phát hiện nguy cơ mắc ung thư sớm và can thiệp điều trị kịp thời.

1. Những điều cơ bản về ung thư cổ tử cung

1.1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh mà tế bào xuất hiện bất thường tại cổ tử cung. Căn bệnh này xảy ra khi các tế bào phát triển bất thường, nhân lên không kiểm soát, xâm lấn nhanh chóng tới các bộ phận khác trong cơ thể.

Ung thư cổ tử cung thường không xuất hiện hay gây ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào cho tới khi bệnh trở nên nặng hơn.

tầm soát cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung thường không xuất hiện hay gây ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào cho tới khi bệnh trở nặng hơn.

1.2. Ung thư cổ tử cung xuất phát từ nguyên nhân gì?

Đa số các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung có nguyên nhân từ lây nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus). Đây là loại virus gây u nhú lây qua đường tình dục ở người được chứng minh có mối liên quan với ung thư cổ tử cung. Có khoảng 14 type HPV nguy cơ cao, đặc biệt là các chủng nguy cơ cao như HPV 16, HPV 18 được xác định là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung.

Bên cạnh việc lây nhiễm virus HPV, có một số yếu tố nguy cơ khác có thể tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung như:

– Lạm dụng thuốc lá và các chất kích thích.

– Quan hệ tình dục sớm, với nhiều người, không an toàn.

– Sinh đẻ nhiều lần (có trên 5 đứa con).

– Sinh nở khi còn quá trẻ dưới 18 tuổi.

– Viêm cổ tử cung mạn tính.

– Sử dụng thuốc tránh thai liên tục, kéo dài trên 5 năm.

Người mắc bệnh không thể cảm nhận được hoặc tự nhận biết mình có bị nhiễm HPV hay không hoặc tế bào ở cổ tử cung mình có bị biến đổi hay không. Bởi các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung không có triệu chứng điển hình như một số căn bệnh khác.

Theo khuyến cáo chị em phụ nữ nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để tầm soát bệnh hiệu quả và nâng cao tỷ lệ điều trị hiệu quả.

2. Tìm hiểu về xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung HPV

2.1. Giải đáp: Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung HPV là gì?

Xét nghiệm HPV giúp nhận hiện sự có mặt của virus HPV – đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư cổ tử cung. Loại virus này có thể gây nên biến đổi bất thường tế bào của cổ tử cung với chủng nguy cơ cao.. Việc phát hiện sớm sẽ giúp chị em kịp thời điều trị và tăng tỷ lệ kéo dài sự sống.

Xét nghiệm này tuy không thể khẳng định có mắc ung thư cổ tử cung hay không, nhưng dựa vào kết quả sẽ giúp bác sĩ đánh giá được nguy cơ mắc bệnh.

Việc thực hiện xét nghiệm HPV chỉ nên áp dụng đối với phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Đồng thời, tùy vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn thực hiện thêm các biện pháp thích hợp giúp sàng lọc chính xác ung thư cổ tử cung như :soi cổ tử cung, sinh thiết…

tầm soát ung thư cổ tử cung HPV

Xét nghiệm HPV giúp tầm soát, phát hiện virus gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ

2.2. Quy trình xét nghiệm HPV được tiến hành như thế nào?

Trước khi thực hiện xét nghiệm chị em không nên sử dụng các thuốc âm đạo, sản phẩm dùng cho vùng kín và kiêng quan hệ tình dục trước 2 ngày. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm HPV, được tiến hành theo các bước như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị lấy mẫu

Người bệnh sẽ được yêu cầu nằm ngửa đặt chân lên vị trí bàn đạp hỗ trợ. Bác sĩ sẽ đặt một dụng cụ nhỏ vào âm đạo để nới rộng giúp quan sát dễ dàng hơn.

– Bước 2: Lấy mẫu xét nghiệm

Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng có hình dạng giống chiếc bàn chải mềm và lấy dịch tại cổ tử cung, âm đạo. Quá trình thực hiện bệnh nhân sẽ không có cảm giác khó chịu nào.

– Bước 3: Trả kết quả

Sau khi hoàn thành, bệnh nhân có thể đi lại và sinh hoạt bình thường. Thông qua kết quả mà bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn phù hợp với từng tình trạng

2.3. Các kết quả của phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung HPV

Kết quả của phương pháp này sẽ xảy ra 2 trường hợp âm tính hoặc dương tính. Qua các kết quả bác sĩ sẽ đưa ra định hướng điều trị phù hợp cùng với thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác.

– Đối với kết quả dương tính, chứng tỏ trong cơ thể có tồn tại virus HPV. Tùy thuộc vào từng mức độ của bệnh và những tổn thương ở cổ tử cung các bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thực hiện thêm một số kỹ thuật cần thiết khác như:

Sinh thiết tế bào giúp tìm ra những tế bào bất thường tại cổ tử cung.

Nội soi cổ tử cung giúp quan sát những tổn thương và kết hợp với sinh thiết để thực hiện xét nghiệm.

– Đối với kết quả âm tính, đừng vội kết luận bản thân không mắc ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung có thể do nhiều nguyên nhân gây ra hoặc có thể do xét nghiệm chỉ tìm ra được 1 phần của các chung ung thư.

Do vậy để tầm soát ung thư một cách chính xác nhất, bác sĩ có thể sẽ khuyến cáo nên kết hợp 2 phương pháp xét nghiệm HPV và Pap cùng lúc hoặc có thể thực hiện thêm một số phương pháp tầm soát như: Soi cổ tử cung, Thinprep, sinh thiết…

3. Địa chỉ tầm soát cổ tử cung HPV uy tín

Hiểu rõ được sự quan trọng của việc tầm soát ung thư cổ tử cung đối với chị em như thế nào, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đã triển khai các gói tầm soát khoa học với các danh mục xét nghiệm cần thiết. Các gói khám đa dạng giúp người bệnh có thể lựa chọn được gói tầm soát phù hợp.

Hệ thống y tế Thu Cúc TCI hiện đang là một trong những địa chỉ thăm khám uy tín bởi:

– Sở hữu không gian thăm khám rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh giúp người bệnh có một tâm lý thăm khám được thoải mái nhất.

– Đội ngũ bác sĩ chuyên gia đầu ngành với hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề với sự nhiệt huyết với nghề, tận tâm với người bệnh. Tư vấn lối sống lành mạnh và khoa học hợp với từng thể trạng, đưa ra các phác đồ điều trị bệnh phù hợp.

– Hệ thống máy móc, trang thiết bị công nghệ hiện đại, liên tục được cập nhật thường xuyên hỗ trợ quá trình thăm khám được nhanh chóng và có kết quả được chính xác nhất.

sàng lọc cổ tử cung

Các gói khám đa dạng với đầy đủ các danh mục khám thiết yếu giúp người bệnh có thể lựa chọn được gói tầm soát phù hợp

Tầm soát ung thư cổ tử cung là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe và tâm sinh lí của chị em. Vậy nên chị em nên chủ động thực hiện tầm soát định kỳ 6 – 12 tháng/lần và lựa chọn được cơ sở tầm soát uy tín và phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital