Phục hồi cổ răng bằng Composite – có phải ai cũng có thể thực hiện?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Mòn cổ răng gây ra nhiều tác hại như: gây khó chịu, khiến quá trình ăn nhai khó khăn, mất thẩm mỹ, thậm chí còn làm mất răng. Để điều trị hiệu quả tình trạng này, phục hồi cổ răng bằng Composite là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất.

1. Phục hồi cổ răng Composite là phương pháp gì?

Một tổ chức cứng của răng gồm men và ngà răng. Hiện tượng mòn cổ răng xảy ra khiến cho vùng cổ của tổ chức cứng này mất đi lớp men hoặc cả phần men và ngà răng. Nếu để đồng thời lớp men và ngà răng mất đi, sẽ không có cách thay thế được một cách tự nhiên. Chính vì vậy, y khoa hiện đại đã nghiên cứu và cho ra đời phương pháp phục hồi cổ răng Composite. Phương pháp này sử dụng Composite – vật liệu có màu sắc gần như răng thật với tác dụng phục hồi lại những mô cứng bị tổn thương ở cổ răng.

phục hồi cổ răng bằng Composite

Phương pháp phục hồi cổ răng Composite sử dụng Composite – vật liệu có màu sắc gần như răng thật với tác dụng phục hồi lại những mô cứng bị tổn thương ở cổ răng.

2. Ưu & nhược điểm của phương pháp phục hồi cổ răng Composite

2.1 Ưu điểm

– Chất liệu Composite có màu sắc trắng tự nhiên, có tính tương đồng cao với răng thật.

– Được đánh giá có độ bền cao, chịu được lực tốt dưới tác động của môi trường.

– Chứng nhận an toàn và lành tính, không gây kích ứng cho răng miệng cũng như cơ thể.

– Kỹ thuật hàn được thực hiện nhanh chóng với nhiệt độ thường, tạo hình chi tiết và tỉ mỉ.

– Chi phí hợp lý, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều đối tượng khác nhau.

– Không xâm lấn răng và bảo vệ tối đa được răng thật.

2.2 Nhược điểm

– Thời gian hàn lâu hơn phương pháp truyền thống.

– Nếu không chăm sóc kỹ lưỡng, khu vực cổ chân răng đã hàn có thể bị vàng ố.

3. Đối tượng phù hợp với phục hồi cổ răng bằng Composite

3.1 Đối tượng được chỉ định

Người bị sâu răng

Với những người bị sâu ở cổ chân răng, bác sĩ sẽ tùy vào mức độ sâu để tư vấn cho bệnh nhân nên dùng phục hồi cổ răng Composite hay phương pháp khác.

bác sĩ kiểm tra mức độ sâu răng của bệnh nhân

Để xem bệnh nhân có thể thực hiện hàn răng bằng Composite hay không, bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ sâu răng

Người bị tổn thương răng

Bệnh nhân có cổ răng bị tổn thương (do bẩm sinh, môi trường bên ngoài tác động gây sứt mẻ, do sử dụng các loại thuốc gây tác dụng phụ…), bác sĩ sẽ chỉnh định thực hiện phục hồi cổ răng.

3.2 Đối tượng chống chỉ định

Người bị dị ứng Composite

Tuy Composite là một chất liệu lành tính, tuy nhiên vẫn có những trường hợp bị dị ứng khi hàn răng bằng chất liệu này và dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng, gây lở loét khoang miệng, thậm chí là mất răng. Chính vì vậy nếu muốn điều trị, bạn cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để các bác sĩ tay nghề cao thực hiện thăm khám răng miệng kỹ lưỡng trước khi tiến hành.

Tổn thương cổ răng ở sát tủy

Trường hợp cổ răng người bệnh bị tổn thương nhưng phần cổ răng lại nằm sát tủy, bác sĩ không thể tiến hành phục hồi bằng Composite mà phải thực hiện các phương pháp khác.

4. Quy trình phục hồi cổ răng bằng Composite

4.1 Thăm khám tổng quát

Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát răng miệng của bệnh nhân để xem xét tình trạng mòn ở cổ răng, xem bệnh nhân có thuộc đối tượng được hàn Composite không hay có bệnh lý gì gây bất lợi cho quá trình thực hiện phục hồi cổ răng không.

Bác sĩ cần xem xét tình trạng mòn ở cổ răng, xem bệnh nhân có thuộc đối tượng được hàn Composite hay không hay có bệnh lý gì gây bất lợi cho quá trình thực hiện phục hồi cổ răng không.

Bác sĩ cần xem xét tình trạng mòn ở cổ răng, xem bệnh nhân có thuộc đối tượng được hàn Composite không hay có bệnh lý gì gây bất lợi không.

4.2 Sát khuẩn, sửa soạn xoang hàn

Khi quá trình kiểm tra đã hoàn tất, bệnh nhân sẽ tiến hành sát khuẩn, đặt chỉ co lợi và sửa soạn xoang hàn. Quá trình sửa soạn xoang hàn gồm 2 bước:

– Dùng mũi khoan kim cương hình trụ để mở rộng bờ men, giúp lộ rõ phần xoang sâu.

– Dùng mũi khoan kim cương chóp ngược để có thể tạo được xoang lưu chất hàn.

4.3 Hàn lớp để bảo vệ tủy

– Phủ phần đáy của xoang hàn bằng những vật liệu có chức năng bảo vệ tủy như GIC, MTA…Lớp phủ này chỉ có độ dày khoảng dưới 1mm.

– Sửa lại các phần thành của xoang hàn để tạo được sự lưu giữ tối đa.

4.4 Phục hồi xoang hàn bằng Composite

– Bác sĩ tiến hành so màu răng của bệnh nhân với màu Composite để chọn loại có màu sắc phù hợp nhất.

– Etching men và ngà răng bằng axit phosphoric 37% trong khoảng 10 – 20 giây với mục đích:

+ Loại bỏ đi lớp mùn của ngà.

+ Loại bỏ đi những thành phần vô cơ trong ngà.

+ Giúp tạo chỗ cho sự xâm nhập của đuôi nhựa.

– Làm khô phần xoang hàn bằng thiết bị y tế chuyên dụng, phủ keo dán dính và tiến hành chiếu đèn.

– Đặt từng lớp Composite với các yêu cầu: Các lớp dưới 2mm, Composite trùng hợp tối đa và khắc phục tình trạng co ngót trùng hợp.

– Chiếu đèn quang trùng hợp với từng lớp Composite, thời gian khoảng 20 – 40 giây.

Chiếu đèn quang trùng hợp với từng lớp Composite, thời gian khoảng 20 - 40 giây.

Với từng lớp Composite, bác sĩ sẽ tiến hành chiếu đèn quang trùng hợp khoảng 20 – 40 giây.

4.5 Hoàn thiện

Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được tiến hành bước cuối cùng bằng bộ hoàn thiện làm nhẵn đồng thời tạo hình phần phục hồi.

Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho các bạn về chủ đề “phục hồi cổ răng bằng Composite”. Đây là một phương pháp hiện đại đòi hỏi bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao cũng như máy mọc thiết bị hiện đại và vật liệu chất lượng, chính vì vậy hãy lựa chọn những đơn vị nha khoa uy tín để tiến hành nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital