Phân biệt trẻ bị sốt khi mọc răng và trẻ bị sốt thông thường 

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ bị sốt khi mọc răng có nhiều biểu hiện và triệu chứng giống với trẻ bị sốt thông thường nên khiến cha mẹ sự có nhầm lẫn, do đó cha mẹ chưa biết cách chăm sóc trẻ sao cho phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ phân biệt được hai hiện tượng trên cũng như giúp cha mẹ có những bí quyết chăm sóc trẻ khi sốt mọc răng một cách đúng cách, hiệu quả.

1. Thời điểm nào trẻ bắt đầu mọc răng?

Đối với một em bé phát triển bình thường thì chiếc răng đầu tiên sẽ xuất hiện khi trẻ được 4 đến 7 tháng tuổi.

Tuy nhiên, trên thực tế có một số em bé mọc răng sớm hoặc muộn hơn thời gian trên một chút, đây không phải là vấn đề đáng lo ngại trừ khi trẻ đến 18 tháng mà vẫn chưa mọc chiếc răng nào thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục.

Răng cửa dưới thông thường sẽ là chiếc răng đầu tiên của trẻ nhỏ khi bắt đầu mọc. Khi mọc răng trẻ sẽ có các hiện tượng như: sốt, quấy khóc, chảy dãi, nhai, gặm các đồ vật xung quanh, đi vệ sinh nhiều lần… Đây là các biểu hiện bình thường nên cha mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Đa phần trẻ sẽ mọc đủ khoảng 20 chiếc răng trước sinh nhật 3 tuổi của mình. Trong thời gian trẻ mọc răng, cha mẹ cần lưu ý theo dõi để vấn đề răng miệng của trẻ như: sâu răng, sún răng… để từ đó có hướng điều trị và xử lý kịp thời.

Đối với một em bé phát triển bình thường thì chiếc răng đầu tiên sẽ xuất hiện khi trẻ được 4 đến 7 tháng tuổi. 

Đối với một em bé phát triển bình thường thì chiếc răng đầu tiên sẽ xuất hiện khi trẻ được 4 đến 7 tháng tuổi.

2. Trẻ bị sốt khi mọc răng và trẻ bị sốt thông thường khác nhau như thế nào?

Cơ thể của trẻ rất nhạy cảm, sức đề kháng kém khiến trẻ dễ bị sốt và ốm vặt, vì thế cha mẹ nếu không để ý kỹ sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa hiện tượng trẻ bị sốt thông thường với trẻ bị sốt mọc răng. Điều này dẫn đến việc cha mẹ chăm sóc trẻ chưa đúng cách, khiến tình trạng của bé ngày càng nặng nề. Việc phân biệt rõ ràng hai hiện tượng là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Cả hai hiện tượng: trẻ bị sốt thông thường và trẻ bị sốt mọc răng đều có điểm chung đó là:

– Thân nhiệt của trẻ đều cao hơn bình thường

– Trẻ bỏ bú, bú ít, cơ thể mệt mỏi, quấy khóc

2.1 Dấu hiệu của trẻ bị sốt khi mọc răng

Trẻ bị sốt mọc răng không phải là hiện tượng hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên bên cạnh dấu hiệu sốt thì trẻ còn có những triệu chứng rất đặc trưng như: chảy dãi nhiều, nướu răng có dấu hiệu sưng và trẻ bị đau nhức, khó chịu. Do vậy, trong thời gian này trẻ thường tỏ ra mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn…

Bên cạnh đó, trẻ cũng có các thói quen khác như: cắn, gặm bất kỳ các đồ vật xung quanh bởi lúc này bé đang cảm thấy ngứa và khó chịu ở nướu răng của mình. Thời kỳ mọc răng sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, do đó trẻ sẽ ngủ không sâu giấc.

Đặc biệt, cha mẹ nên lưu ý, khi sốt do mọc răng, thân nhiệt của bé không quá cao và sốt không liên tục nên cha mẹ chăm sóc rất dễ dàng. Các hiện tượng khác như: ho, sốt, sổ mũi, tiêu chảy hầu như hiếm xảy ra. Với những dấu hiệu kể trên, chắc hẳn cha mẹ đã phần nào nắm được các dấu hiệu và triệu chứng của hiện tượng sốt khi mọc răng và từ đó có cách chăm sóc và xử lý đúng cách, hiệu quả.

Trẻ bị sốt khi mọc răng còn có biểu hiện cắn, gặm bất kỳ các đồ vật xung quanh bởi lúc này bé đang cảm thấy ngứa và khó chịu ở nướu răng của mình.

Trẻ bị sốt khi mọc răng còn có biểu hiện cắn, gặm bất kỳ các đồ vật xung quanh bởi lúc này bé đang cảm thấy ngứa và khó chịu ở nướu răng của mình.

2.2 Dấu hiệu của trẻ bị sốt thông thường

Khi sốt thông thường, thân nhiệt của trẻ thường sẽ dao động từ 38 độ C trở lên và kèm theo đó là các triệu chứng đi kèm như: trẻ rét run người, tay chân đổ mồ hôi trộm nhiều. Trong trường hợp này, sốt cao có thể khiến cho trẻ bị mất nước và uể oải, kiệt sức. Cha mẹ cần lưu ý để bổ sung nước hoặc tăng cường cho trẻ bú.

Khác với sốt khi mọc răng, trẻ sốt thông thường sẽ cố thể sổ mũi, đau họng, đau tai. Trẻ nhỏ hơn thì sẽ có hiện tượng biếng ăn, bỏ bữa và ăn không ngon miệng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng sốt cao ở trẻ, trong số đó có thể kể đến là virus, vi khuẩn tấn công.

Bên cạnh đó, còn một số lý do khác có thể kể đến là: trẻ bị rối loạn hệ miễn dịch, trẻ bị rối loạn trung tầm điều hòa thân nhiệt… Ngoài ra, trẻ bị sốt còn do một số tác dụng phụ sau khi trẻ đi tiêm chủng về.

Do đó, tùy vào từng trường hợp, biểu hiện và nguyên nhân gây sốt, cha mẹ cần tìm ra phương pháp chăm sóc trẻ sao cho phù hợp để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và nhanh chóng hồi phục.

Khi sốt thông thường, thân nhiệt của trẻ thường sẽ dao động từ 38 độ C trở lên

Khi sốt thông thường, thân nhiệt của trẻ thường sẽ dao động từ 38 độ C trở lên

3. Trẻ bị sốt khi mọc răng cần chăm sóc như thế nào?

Những chiếc răng đầu tiên luôn khiến trẻ cảm thấy khó chịu, bứt rứt và mệt mỏi. Do đó, cha mẹ hãy tìm cách xoa dịu những cơn đau nhức này của trẻ với những lưu ý dưới đây:

3.1 Cần nhanh chóng hạ sốt khi trẻ bị sốt khi mọc răng

– Trẻ nếu sốt cao trên 38.5 độ C cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt, tuy nhiên việc sử dụng cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

– Trẻ sốt dưới 38 độ C cha mẹ không cần nhất thiết cho con uống thuốc hạ sốt, có thể hạ sốt cho bé bằng cách lau người bằng nước ấm và mặc đồ thông thoáng cho bé, giúp bé hạ nhiệt độ.

– Khi bị sốt, cơ thể mất nhiều nước, do đó cha mẹ cần tăng cường cho trẻ uống nhiều nước bằng cách như: cho bé bú sữa, uống nước hoa quả hoặc oresol để bù nước.

3.2 Giúp trẻ giảm bớt sự khó chịu

Sự khó chịu do sốt mọc răng mang lại khiến trẻ mệt mỏi và quấy khóc, cha mẹ có thể làm dịu trẻ bằng cách:

– Cho trẻ gặm đồ gặm nướu chuyên dụng: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đồ chơi gặm nướu an toàn bằng chất liệu silicon giúp bé nhai, cắn để giảm bớt cảm giác ngứa ở nướu.

– Dùng ngón tay đã vệ sinh sạch sẽ và xoa nướu cho trẻ, giúp bé cảm thấy dễ chịu.

3.3 Trẻ bị sốt khi mọc răng cần chú ý về dinh dưỡng

– Khi mọc răng, trẻ có thể biếng ăn nếu thực phẩm đó gây đau lợi và kích thích. Cha mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn các thức ăn mềm và dễ nuốt, ngoài ra, cũng nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu canxi và dinh dưỡng.

Nếu tình trạng sốt khi trẻ mọc răng kéo dài, cha mẹ cần cho trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nếu tình trạng sốt khi trẻ mọc răng kéo dài, cha mẹ cần cho trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra

Nếu tình trạng sốt khi trẻ mọc răng kéo dài, cha mẹ cần cho trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra

Nhìn chung hiện tượng sốt mọc răng của trẻ không quá nghiêm trọng, do đó, cha mẹ không nên quá lo lắng. Hãy chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ để từ đó có phương pháp chăm sóc

Hy vọng rằng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, cha mẹ đã có thể phân biệt được hiện tượng trẻ sốt khi mọc răng và sốt thông thường. Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ và giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho con, cha mẹ hãy thực hiện đúng hướng dẫn trên nhé. Nếu tình trạng của con không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital