Phác đồ điều trị ung thư đại trực tràng của Bộ Y tế

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư đại trực tràng là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 3 trên thế giới ở cả nam và nữ. Năm 2018, Việt Nam có 14.733 trường hợp mắc mới và 7.856 ca tử vong vì căn bệnh này. Cùng trong năm này, Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng. Vậy phác đồ điều trị ung thư đại trực tràng của Bộ Y tế có nội dung như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Tìm hiểu nguyên tắc xây dựng phác đồ điều trị ung thư đại trực tràng

Với mức độ phổ biến và khả năng gây tử vong của mình, ung thư đại trực tràng ngày càng trở thành mối đe dọa đối với con người. 

Việc điều trị ung thư đại trực tràng trở nên vô cùng cấp thiết nhưng lựa chọn phương pháp và xây dựng phác đồ điều trị như thế nào cho mỗi bệnh nhân còn phải tùy thuộc vào các yếu tố:

– Giai đoạn ung thư

– Kích thước của khối u

– Toàn trạng của bệnh nhân 

– Các yếu tố bệnh lý có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị

Mục tiêu của việc điều gồm:

– Tiêu diệt hoặc ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển

– Phòng ngừa tái phát

– Giảm các triệu chứng của bệnh 

Những điều này được thể hiện rất rõ trong “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư đại trực tràng của Bộ Y tế” năm 2018.

Phác đồ điều trị bệnh ung thư đại trực tràng được xây dựng dựa trên tình hình cụ thể của từng bệnh nhân.

Phác đồ điều trị bệnh ung thư đại trực tràng được xây dựng dựa trên tình hình cụ thể của từng bệnh nhân.

2. Phác đồ điều trị ung thư đại trực tràng theo hướng dẫn của Bộ Y tế

2.1 Vai trò của phẫu thuật trong phác đồ điều trị ung thư đại trực tràng của Bộ Y tế

– Đối tượng áp dụng:

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cho phần lớn các bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh mà các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật đơn thuần hay kết hợp các phương pháp khác. 

– Phương pháp phẫu thuật:

+ Phẫu thuật triệt để: cắt bỏ khối u và lấy các hạch bạch huyết vùng

+ Phẫu thuật tạm thời

Cụ thể, các bác sĩ sẽ cắt bỏ ung thư đại trực tràng bao gồm khối u, mép vết cắt cách khối u 5 cm về hai phía của đại tràng. Khi ung thư đại trực tràng xâm lấn hay dính với các cơ quan khác, thì phần được cắt bỏ bao gồm khối u và cơ quan dính vào khối u.

Phương pháp phẫu thuật cho ung thư đại trực tràng giai đoạn 1,2,3 dựa vào vị trí, kích thước khối u.

– Cách thức phẫu thuật: Phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở

– Kết quả phẫu thuật: phụ thuộc giai đoạn ung thư đại trực tràng và nạo vét hạch trước đó

Do vậy, trước khi phẫu thuật, người bệnh cần làm đầy đủ các xét nghiệm để đánh giá vị trí, kích thước và mức độ di căn của khối u.

Sau phẫu thuật, có thể sử dụng hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, giảm nguy cơ tái phát. Các điều trị chuẩn cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 3 và một số bệnh nhân giai đoạn 2 gồm tluorouracil kết hợp với levamisole và leucovorin. Theo các nghiên cứu, hóa trị sau phẫu thuật làm giảm 30% nguy cơ ung thư tái phát trong vòng 5 năm và tỉ lệ tử vong của các bệnh nhân này. 

 2.2 Hóa trị liệu

Phương pháp hóa trị liệu được sử dụng tùy theo hoàn cảnh lâm sàng. Đối với hầu hết bệnh nhân không có khả năng chữa khỏi thì mục đích của việc điều trị làm giảm nhẹ triệu chứng, duy trì chất lượng cuộc sống và kéo dài sự sống càng lâu càng tốt. Hiện nay, 5-Fluorouracil là hóa trị liệu chủ đạo điều trị ung thư đại tràng, được sử dụng cho cả điều trị hỗ trợ và di căn.

Có nhiều phác đồ điều trị ung thư đại trực tràng, trong đó phổ biến nhất là:

– Phác đồ FUFA

Sử dụng 5-Fluorouracil và tolinic acid (Leucovorin) liều thấp, cụ thể:

5-Fluoriuracil: 500mg/m2, thuốc được truyền tĩnh mạch hàng tuần, kéo dài trong 6 tuần.

Leucovorin: 20mg/m2, dùng trước 5-fluouracil.

Nếu tổng thời gian điều trị là 24 tuần thì cứ 8 tuần cho 1 liều lặp lại.

Phác đồ điều trị ung thư đại trực tràng của Bộ Y tế.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tếcủa Bộ Y tế, hóa trị được sử dụng trong cả điều trị hỗ trợ và di căn.

– Phác đồ FOLFOX4 

Phác đồ này sử dụng các loại thuốc: Folinic acid (Leucovorin), tluorouracil (5-FU, adrucil), oxaliplati (Eloxatin). Cụ thể:

Oxaliplatin: 85mg/m2 truyền tĩnh mạch cho ngày đầu tiên.

5-Fluorouracil: 400mg/m2 bolus tĩnh mạch và 600mg/m2 truyền tĩnh mạch trong 22 giờ cho ngày 1 và ngày 2.

Leucovorin: liều 200mg/m2,  truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân trong 2 giờ vào ngày 1 và 2 trước khi truyền 5-fluorouraci.

Liều lặp lại: 2 tuần/lần, tổng số  đợt điều trị là 12 đợt.

– Phác đồ FOLFIRI 

Trong phác đồ này, các bác sĩ sử dụng thuốc folinic acid (Leucovorin), tluorouracil (5-FU, Adrucil) và irinotecan (Camptosar, CPT-11) với liều như sau:

Irinotecan: 180mg/m2 IV cho ngày 1.

5-Fluorouracil: 400mg/m2 bolus tĩnh mạch cho ngày 1, sau đó truyền tĩnh mạch 2400 mg/m2 trong 46 giờ.

Leucovorin: được truyền bằng đường tĩnh mạch với liều 400 mg/m2 trong 2 giờ ở ngày 1, truyền trước 5-fluorouracil.

Lặp lại 2 tuần/lần.

Ngoài 5-fluorouracil, các tluoropyrimidins dạng uống như capecitabine (Xeloda) và tegatur cũng được sử dụng tăng lên hoặc phối hợp với oxaliplatin (Eloxatin) và irinotecan (Camptosar).

2.3. Xạ trị ứng dụng trong phác đồ điều trị ung thư đại trực tràng của Bộ Y tế như thế nào?

Xạ trị là phương thức điều trị chủ yếu cho ung thư trực tràng. Ngược lại, trong điều trị ung thư đại tràng, xạ trị chỉ có vai trò giới hạn. Phương pháp này không có nhiều tác dụng trong điều trị hỗ trợ và di căn. Đồng thời bị giới hạn trong điều trị giảm nhẹ cho các trường hợp ung thư đại trực tràng di căn ở vị trí xương hoặc não.

Có hai cách sử dụng xạ trị:

– Xạ trị trước mổ

– Xạ trị sau mổ

Hiện chưa có bằng chứng rõ ràng về tác dụng cải thiện tiên lượng sống của bệnh nhân khi sử dụng 2 phương pháp này. Tuy nhiên, xạ trị hỗ trợ được đánh giá cao trong việc làm giảm rõ rệt tỉ lệ tái phát tại chỗ.

Gần đây, các phương pháp điều trị xạ trị như cyberKniíe, tomotherapy đang được nghiên cứu, mở ra nhiều hi vọng cho các bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng. 

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị triệu chứng, cải thiện chất lượn cuộc sống cho bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng.

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị triệu chứng, cải thiện chất lượn cuộc sống cho bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng.

2.4 Sử dụng các tác nhân sinh học

Bevacizumab (Avastin) là loại thuốc ức chế tăng sinh mạch đầu tiên được sử dụng trên lâm sàng. Đây là kháng thể đơn dòng được chỉ định đầu tiên cho ung thư đại trực tràng di căn. Ngoài ra, các tác nhân khác như cetuximab (Erbitux) và panitumumab (Vectibix) cũng có thể được sử dụng trong điều trị bệnh này.

2.5 Điều trị triệu chứng

Bệnh ung thư đại trực tràng thường gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Vì thế, bên cạnh các phương pháp điều trị nguyên nhân, một số phương pháp được sử dụng nhằm cải thiện các triệu chứng suy kiệt, đau nhức,… Cụ thể:

– Các chế phẩm đạm: amigol 8,5%, mỡ: lipovenous 10%, albumin 20%, glucose 20%,…giúp tăng sức đề kháng trong các trường hợp suy kiệt

– Các thuốc giảm đau: Efferalgan Codein 4-6 viên/ngày, morphin nếu đau nhiều hoặc không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác

– Thuốc điều trị tiêu chảy: Loperamid 2mg được sử dụng với liều khởi đầu 2 viên/ngày, …

Như vậy, phác đồ điều trị ung thư đại trực tràng của Bộ Y tế được hướng dẫn một cách rất cụ thể, chi tiết giúp cho quá trình điều trị bệnh trở nên dễ dàng, hiệu quả. Tùy vào tình trạng thực tế của từng bệnh nhân mà các phác đồ này sẽ được điều chỉnh phù hợp. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital