Những thắc mắc về chi phí khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Khám sức khỏe cho nhân viên là một hoạt động ý nghĩa đối với người lao động. Tuy vậy, rất nhiều người lao động lại không có đủ hiểu biết về hoạt động khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là những kiến thức về chi phí khám sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chi phí khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên.

1. Quy định cơ bản về chi phí khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên

Theo Luật Lao động, khám sức khỏe định kỳ là một trong những quyền lợi cơ bản của người lao động. Hoạt động này được quy định thực hiện ít nhất 1 lần/năm. Đối với một số trường hợp nhất định, việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động sẽ cần thực hiện ít nhất 6 tháng/lần. Cụ thể những trường hợp thực hiện khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm bao gồm:
– Người quá tuổi lao động (trên 60 tuổi đối với nam giới, trên 55 tuổi đối với nữ giới).

– Người lao động vị thành niên (dưới 18 tuổi).

– Người lao động thuộc đối tượng khuyết tật.

– Người lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp có tính chất nguy hiểm, độc hại, công việc nặng nhọc.

Chi phí thực hiện hoạt động khám sức khỏe định kỳ sẽ được doanh nghiệp chi trả cho cơ sở y tế ký kết hợp đồng khám sức khỏe với doanh nghiệp. Như vậy, người lao động sẽ không phải chi trả chi phí khi tham gia khám sức khỏe do cơ quan, doanh nghiệp tổ chức. 

chi phí khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên

Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức và chi trả chi phí khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

2. Chi phí khám sức khỏe doanh nghiệp bao gồm những danh mục nào?

Chi phí khám sức khỏe doanh nghiệp phụ thuộc vào thỏa thuận đã ký kết giữa doanh nghiệp và đơn vị thực hiện nhiệm vụ khám sức khỏe doanh nghiệp. Mức chi phí sẽ dựa trên các danh mục có trong gói khám sức khỏe mà doanh nghiệp lựa chọn. Doanh nghiệp có thể bổ sung nhiều danh mục khám khác nhau nhưng cần phải đảm bảo những danh mục dưới đây:

– Khám thể lực: Đo chiều cao, cân nặng, huyết áp và mạch đập.

– Khám lâm sàng: khám nội khoa, ngoại khoa, tai mũi họng, răng hàm mặt, da liễu…

Xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu.

– Chụp X-quang tim phổi.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đặc thù có bộ tiêu chuẩn sức khỏe riêng sẽ cần thực hiện khám các danh mục chuyên sâu bắt buộc. Chi phí khám sức khỏe doanh nghiệp của các đơn vị đặc thù sẽ có thêm chi phí khám danh mục đặc thù theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

mức chi phí khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên

Chi phí khám sức khỏe tùy thuộc vào số lượng danh mục doanh nghiệp lựa chọn để thăm khám cho người lao động

3. Một số câu hỏi thường gặp về chi phí tổ chức hoạt động khám sức khỏe doanh nghiệp

Cũng tương tự như nhiều chủ đề pháp chế khác, người lao động cũng như người sử dụng lao động có rất nhiều câu hỏi về chủ đề chi phí khám sức khỏe cho nhân viên. Trong nội dung giới hạn của bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi thường gặp nhất của người sử dụng lao động về vấn đề chi phí khám sức khỏe cho nhân viên. 

3.1. Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên có được khấu trừ thuế?

Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên được xem là một chi phí phúc lợi và được khấu trừ khi hạch toán thuế doanh nghiệp. Cụ thể, để được khấu trừ thuế, doanh nghiệp cần phải có đầy đủ giấy tờ sau:

– Quy chế của công ty.

– Hợp đồng kinh tế với đơn vị y tế thực hiện nhiệm vụ khám sức khỏe cho công ty.

– Quyết định của Giám đốc về việc thực hiện và phê duyệt kinh phí cho hoạt động khám sức khỏe.

– Hóa đơn, chứng từ thanh toán đầy đủ chi phí khám sức khỏe doanh nghiệp.

chi phí khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên là bao nhiêu

Doanh nghiệp phải nộp đầy đủ hóa đơn, chứng từ để được khấu trừ chi phí khám sức khỏe định kỳ khi hạch toán thuế

3.2. Có mức quy định cụ thể về chi phí khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên?

Theo các văn bản pháp luật hiện hành, Nhà nước không quy định cụ thể về mức chi phí cụ thể cho hoạt động khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là một hoạt động phúc lợi của doanh nghiệp nên cũng sẽ áp dụng quy định của pháp luật về chi phí cho hoạt động phúc lợi của doanh nghiệp.

Theo đó, tổng số chi có tính chất phúc lợi (khám sức khỏe, chi hiếu hỉ, nghỉ mát, đào tạo…) không vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế của doanh nghiệp trong năm tính thuế. Tháng lương bình quân thực tế của doanh nghiệp được tính bằng tổng số tiền lương thực tế đã chi trả tính đến thời hạn thực hiện quyết toán (quỹ tiền lương thực hiện) chia đều cho 12 tháng.

3.3. Người lao động thực hiện khám sức khỏe lẻ có được doanh nghiệp chi trả chi phí?

Có không ít trường hợp người lao động không thực hiện khám sức khỏe doanh nghiệp tại đơn vị mà sẽ thực hiện khám sức khỏe ở ngoài. Trên thực tế, việc chi trả cho trường hợp này sẽ tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng đơn vị. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể chi trả hoặc không chi trả cho quyết định khám sức khỏe riêng lẻ của người lao động.

Trong trường hợp chi trả phí khám sức khỏe cho người lao động, doanh nghiệp có thể thực hiện khoán mức chi phí khám sức khỏe hoặc chi trả 1 phần hoặc toàn bộ chi phí khám sức khỏe của người lao động. Để đảm bảo doanh nghiệp có đủ giấy tờ hợp lệ để được khấu trừ thuế, doanh nghiệp sẽ cần có thêm quy định cụ thể hoặc trao đổi với người lao động thực hiện khám sức khỏe lẻ.

Hoạt động khám sức khỏe định kỳ là cơ hội giúp doanh nghiệp đánh giá tổng thể về chất lượng sức khỏe của nguồn lực lao động. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng phương án  sắp xếp và phát triển nguồn lực phù hợp hơn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thể hiểu hơn về việc thực hiện khám sức khỏe doanh nghiệp và chi phí dành cho hoạt động khám sức khỏe doanh nghiệp. 

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital