Những kiến thức cần biết về bệnh rối loạn vận động

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú

Nguyễn Thị Kim Loan

Bác sĩ Nội Khoa

Nhóm các bất thường hệ thần kinh dẫn đến tăng động hay giảm động không bình thường dùng để chỉ bệnh rối loạn vận động. Những rối loạn này có thể ảnh hưởng đến vận động tự chủ hoặc không tự chủ. Vậy cụ thể những kiến thức xoay quanh căn bệnh này là gì? Bạn có thể cùng tìm hiểu qua bài viết này.

1. Tìm hiểu về bệnh rối loạn vận động

Rối loạn vận động là tình trạng mà hệ thần kinh gây ra những hoạt động bất thường. Hiện nay tình trạng này được phân chia thành:

– Rối loạn giảm hay chậm trong vận động.

– Rối loạn tăng động

Theo bình thường thì vận động tự chủ có sự phối hợp của: bó tháp, ngoại tháp và tiểu não. Rối loạn vận động là khi có xuất hiện sự bất thường của một trong các hệ thống trên. Tuy nhiên đa phần thì các nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn vận động xảy ra là trong hệ thống ngoại tháp.

2. Những trường hợp rối loạn vận động bạn cần biết

Có các loại rối loạn vận động thường gặp trên lâm sàng như:

2.1. Thất điều – Ataxia

Đây là triệu chứng tổn thương do não, thân não hoặc có thể là tủy sống. Triệu chứng này thường gồm: hoạt động vụng về, không chính xác, mất thăng bằng, dáng đi không vững, run…Hoặc các vận động không được trơn tru đôi khi rời rạc và giật giật.

Ngoài ra loại này còn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới lời nói hay vận động mắt của người bệnh.

2.2. Loại Dystonia – bệnh rối loạn vận động

Dystonia – loạn trương lực cơ: các cử động bị lặp lại của một số cơ và kéo dài khá lâu tạo ra các hình dáng bất thường lặp lại cho người bệnh. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kể các lứa tuổi. Biểu hiện của loạn trương lực cơ có thể khu trú (ở một phần cơ thể ví dụ như vùng cổ), đa ổ (có thể là 2 bộ phận không liên quan đến nhau trên cơ thể như: cổ và chân), toàn thân hoặc nửa người.

2.3. Loạn trương lực cơ toàn thể

Loạn trương lực cơ khu trú thì chỉ ảnh hưởng đến một phần cơ thể, phổ biến nhất là vùng cổ, mi mắt, dưới mặt, hay bàn tay. Sẽ tùy theo từng vùng cơ thể ảnh hưởng mà bệnh sẽ gây tàn phế nhiều hay ít.

Đối với loại này, hiện nay có 3 cách điều trị phổ biến: tiêm botulium toxin, uống thuốc và phẫu thuật. Ngoài ra người bệnh có thể điều trị riêng biệt hoặc phối hợp giữa các phương pháp trên. Với tiêm botox sẽ làm ức chế dẫn truyền thần kinh cơ, từ đó làm giảm đi các vận động và tư thế bất thường. Phẫu thuật chỉ được cân nhắc khi các phương pháp khác không đem lại tác dụng.

2.4. Run vô căn

Đây là loại có cử động run hoặc lắc tự phát, thường xảy ra ở một hoặc hai bàn tay. Run sẽ nặng hơn nếu người bệnh cố gắng thực hiện các động tác cơ bản. Theo các số liệu thống kê cho thấy thì run vô căn đa phần gặp ở người có độ tuổi từ 65 trở lên. Bệnh xảy ra chủ yếu do bất thường trong những vùng não kiểm soát vận động và không có nguyên nhân khác dẫn tới run. Có đến khoảng 50% bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh. Bệnh sẽ không gây ra quá nhiều biến chứng quá nghiêm trọng, nhưng nó lại làm người mắc luôn trong trạng thái lo lắng và khó chịu.

Run vô căn - một trong những trường hợp của bệnh rối loạn vận động

Run vô căn – một trong những dạng của bệnh rối loạn vận động

Đối với loại này thì điều trị bằng vật lý trị liệu được xem là có tác dụng tốt làm thuyên giảm triệu chứng. Nếu trong trường hợp bệnh gây quá nhiều ảnh hưởng đến công việc và tác động tiêu cực đến cuộc sống, khi này có thể xem xét việc dùng thuốc hay phẫu thuật.

2.5. Loại Huntington – bệnh rối loạn vận động

Bệnh Huntigton là bệnh lý thoái hóa tiến triển có thể gây tử vong. Bệnh này là do chết các tế bào thần kinh trong não. Được đánh giá xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi từ 35-50 và sẽ tiến triển nặng dần trong khoảng từ 15-20 năm. Đối tượng thanh thiếu niên dưới 20 có tỷ lệ mắc khoảng 11%. Triệu chứng chính của bệnh này có thể kể tới như: giật cơ; những cử động không kiểm soát ở tay, thân và mặt; sa sút về trí tuệ; một vài vấn đề về tâm thần. Bệnh đa phần do di truyền, đứa trẻ nếu có cha hoặc mẹ mắc thì sẽ có xác suất đến 50% mắc phải.

2.6. Bệnh Parkinson

Được xem là bệnh tiến triển do thoái hóa tế bào thần kinh trong não (chất đen). Những tế bào này bị chết, suy yếu làm giảm sản xuất ra dopamine.

Parkinson thì có xuất hiện khá nhiều triệu chứng tiêu biểu như: run; đơ cúng cơ, chi; khó khăn trong cử động; giảm trí tuệ; thay đổi về giọng nói, biểu cảm trên mặt; mất dần các hoạt động bình thường; chảy dãi; tư thế đi lại thay đổi; đi lại không vững;…

bệnh rối loạn vận động trường hợp parkinson

Parkinson khiến người bệnh dần mất đi khả năng hoạt động bình thường

Hiện nay Parkinson đang có nguy cơ tăng dần theo tuổi, có khoảng 4% số bệnh nhân được chuẩn đoán mắc Parkinson trước 50 tuổi.

2.7. Parkinson thứ phát

Hội chứng parkinson thứ phát có các triệu chứng gần như tương tự với parkinson nhưng nguyên nhân dẫn đến bệnh là do tác dụng phụ của thuốc, các thoái hóa thần kinh khác, hay các bệnh tổn thương não.

Khác với parkinson thì nguy cơ bị hội chứng parkinson thứ phát có thể được giảm đi bằng cách sử dụng thuốc cẩn thận, đặc biệt là các loại thuốc chống loạn thần. Những thuốc dùng cho điều trị bệnh này thường có theo tác dụng phụ. Vì vậy cần trao đổi rõ với bác sĩ trong việc điều trị và dùng thuốc.

2.8. Loại co thắt cơ

Co thắt cơ là sự tăng co cơ làm cho các cơ bị co cứng hoặc siết chặt, gây nhiều trở ngại cho vận động, lời nói hay bước đi.

Co thắt cơ chủ yếu do các tổn thương ở não hay tủy, có chức năng kiểm soát cử động chủ ý như:

– xơ cứng rải rác.

– Tổn thương tủy, liệt não, đột quỵ.

– Tổn thương não do bị thiếu oxy.

– Chấn thương đầu.

Đối với điều trị co thắt cơ, chủ yếu bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc. Những bài vật lý trị liệu có tác dụng làm giảm độ nặng của các triệu chứng.

2.9. Loại bệnh Wilson

Đây là một bệnh go gen, gây tích tụ đồng quá mức ở gan và não. Dù sự tích tụ này xuất hiện từ khi mới sinh, triệu chứng chủ yếu xuất hiện ở độ tuổi từ 6-40, nhưng nhiều nhất vẫn là ở giai đoạn dậy thì. Tỷ lệ mắc Wilson hiện nay là 1/30000. Đây được xem là bệnh di truyền lặn, xảy ra ngang bằng giữa nam và nữ. Hậu quả của bệnh bao gồm: bệnh gan, các bệnh về thần kinh và tâm thần.

Tác động đến các cơ quan của bệnh Wilson

Tác động đến các cơ quan của bệnh Wilson

Những dấu hiệu như: vàng da, báng bụng, nôn ra máu, đau bụng, run, khó khăn trong đi lại, nói, nuốt. Ngoài ra còn xuất hiện cả các dấu hiệu tâm thần như: giết người, hành vi tự tử, trầm cảm và kích động quá đà. Nếu không được chú ý phát hiện sớm thì bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong.

3. Chuẩn đoán với rối loạn vận động

Đa phần việc chuẩn đoán là từ hỏi bệnh sử và khám lâm sàng cho người bệnh. Các xét nghiệm lâm sàng sẽ được bác sĩ chỉ định khi cần thiết. Việc khám chuyên khoa đối với bệnh rối loạn vận động là rất cần thiết. Vì điều này giúp loại trừ các bệnh lý có thể gây ra rối loạn này, đặc biệt như hội chứng parkinson (do dùng thuốc tâm thần trong thời gian dài). Các bệnh thoái hóa di truyền xuất hiện những rối loạn vận động kèm theo các triệu chứng thần kinh, bại não, viêm não hay cả tai biến mạch máu não.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital