Những điều nên tránh khi bị mất ngủ

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Bạn vừa trải qua một ngày dài mệt mỏi, chỉ muốn về tới nhà để ngủ nhưng khi đặt lưng lên giường thì không tài nào chợp mắt nổi? Đừng quá lo lắng bạn không phải là người duy nhất gặp phải tình trạng này. Khoảng 30 – 40% người trưởng thành báo cáo có các triệu chứng mất ngủ trong vòng một năm. Bạn cần nắm rõ những điều nên tránh khi bị mất ngủ ngay sau đây!

1. Nằm ì ở giường

Nếu đang cảm thấy khó ngủ, không cố gắng nằm lại giường với hy vọng sẽ ngủ được ngay sau đó

Nếu đang cảm thấy khó ngủ, không cố gắng nằm lại giường với hy vọng sẽ ngủ được ngay sau đó.

Nếu đang cảm thấy khó ngủ, không cố gắng nằm lại giường với hy vọng sẽ ngủ được ngay sau đó. Nhiều người dù bị mất ngủ nhưng vẫn nằm lại giường, cố nhắm mắt và ép buộc bản thân phải ngủ, tuy nhiên điều này lại phản tác dụng. Thay vào đó, hãy đứng dậy và làm một việc gì đó đơn giản như đọc sách, sau đó quay trở lại giường và tiếp tục ngủ.

2. Đừng uống rượu

Một ly cocktail hay rượu vang trước khi đi ngủ có thể có vẻ như là cách hoàn hảo để trôi dạt vào trạng thái mơ màng nhưng nó không phải là giải pháp tốt. Mặc dù ban đầu có thể bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ do rượu nhưng sau đó sẽ thức dậy nhiều lần giữa đêm. Để tránh bị mất ngủ, không uống các loại đồ uống có cồn trước khi đi ngủ.

3. Đừng lướt web

Ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop...nằm trong những điều nên tránh khi bị mất ngủ

Ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop… có thể khiến bạn tỉnh táo và rất khó đi vào giấc ngủ.

Nhờ điện thoại thông minh, máy tính bảng, và các thiết bị di động khác, toàn bộ Internet trong tầm tay của bạn dù là đang nằm trên giường vào ban đêm. Tuy nhiên ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử này có thể khiến bạn tỉnh táo và rất khó đi vào giấc ngủ. Nếu mắt nhận được ánh sáng trước khi đi ngủ nó sẽ phát tín hiệu để bộ não tiếp tục duy trì sự tỉnh táo. Để tránh hiệu ứng này, giảm dần độ sáng của bóng đèn trong nhà khoảng 3 giờ trước khi đi ngủ và không sử dụng bất cứ thiết bị di động nào.

4. Không uống đồ uống có caffeine

C affeine trong cà phê, sô cô la, trà và một số nước ngọt là một chất kích thích, ảnh hưởng của nó có thể kéo dài nhiều giờ sau khi uống. Trong thực tế, cơ thể cần khoảng 6 giờ để xử lý và loại bỏ hoàn toàn ½ lượng caffeine mà bạn tiêu thụ. Vì thế nếu không muốn bị mất ngủ, ngừng tiêu thụ đồ uống hay thực phẩm có chứa cafein trước khi đi ngủ vào buổi tối.

5. Đừng tập thể dục trước khi đi ngủ

Tập thể dục trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ có thể cản trở giấc ngủ bằng cách giữ nhiệt độ cơ thể cao hơn mức lý tưởng.

Tập thể dục trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ có thể cản trở giấc ngủ bằng cách giữ nhiệt độ cơ thể cao hơn mức lý tưởng.

Tập thể dục trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ có thể cản trở giấc ngủ bằng cách giữ nhiệt độ cơ thể cao hơn mức lý tưởng. Vào buổi tối, nhiệt độ cơ thể thường thấp hơn một chút. Đây cũng là một trong những tín hiệu mà não nhận được để biết rằng đã đến thời gian đi ngủ. Tuy nhiên nếu hoạt động thể chất quá vất vả, tốn sức, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn và tim đập nhanh hơn khiến tín hiệu này bị che mất.

6. Làm việc trên giường

Nghe có vẻ rất thoải mái và hiệu quả khi bạn vừa nằm trên giường vừa trả lời các email công việc nhưng việc chuyển không gian dành cho giấc ngủ thành nơi làm việc sẽ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ. Bộ não lúc này sẽ liên kết công việc căng thẳng với các vấn đề về giấc ngủ. Chỉ sử dụng giường để ngủ sẽ giúp bạn ngon giấc hơn vào ban đêm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital