Những điều cần biết về trào ngực dạ dày thực quản ở trẻ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chị Lan Hương (29 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Nhóc nhà mình mới được 5 tháng tuổi, mình cảm giác chỉ cần con ăn no một chút là sẽ bị trớ, có lần trớ như vòi rồng làm cả nhà lo lắng sợ con bị trào ngược dạ dày thực quản”. Rất nhiều phụ huynh đang nuôi con nhỏ cũng có tâm sự giống như chị Hương. Vậy phải chăm sóc bé yêu thế nào để giảm triệu chứng trào ngược, nguyên nhân, cách phòng và hỗ trợ điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ phần nào lý giải giúp các ba mẹ.

1. Tìm hiểu hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản

1.1. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ là gì?

Sau khi nuốt, thức ăn sẽ đi từ miệng xuống thực quản trước khi vào dạ dày. Có thể nhiều người chưa biết, chỗ thực quản nối với dạ dày có một số cấu trúc đặc biệt giúp cho thực quản đóng lại, cho nên thức ăn không bị trào trở lên khi dạ dày làm nhiệm vụ co bóp, trong đó quan trọng nhất là cơ hoành và cơ vòng dưới thực quản.

Một số trường hợp vì bất thường trong cấu trúc cơ hoành, hoặc thường gặp hơn là do cơ vòng dưới thực quản thường xuyên giãn ra, không đóng lại trong lúc dạ dày đang co bóp mạnh, khiến cho thức ăn bị trào ngược lên gây ra trào ngược dạ dày thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản, khiến trẻ có nguy cơ bị sặc, bị nôn trớ,

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản, khiến trẻ có nguy cơ bị sặc, bị nôn trớ,

1. 2. Thực trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, đây là vấn đề thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trào ngược thực quản dạ dày cũng được xem là một hiện tượng sinh lý khá bình thường do hệ tiêu hóa của trẻ phát triển chưa hoàn thiện.

Thống kê của tổ chức y tế cho thấy có đến 50% trẻ khỏe mạnh có dấu hiệu trào ngược từ khi sinh ra cho đến lúc 3 tháng tuổi, tăng lên gần 70% khi trẻ 4 tháng. Khi cấu trúc hệ tiêu hóa của trẻ dần hoàn thiện thì hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản cũng giảm dần và chỉ có khoảng 5% trẻ trên 1 tuổi vẫn bị trào ngược. Những bạn nhỏ này dễ có nguy cơ xuất hiện các biến chứng của trào ngược, gây ảnh hưởng đến sự phát triển, đồng thời tình trạng trào ngược sinh lý trước kia giờ trở thành bệnh lý, đó là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

2. Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản

– Viêm thực quản với nhiều mức độ khác nhau, dẫn đến việc ăn uống của trẻ bị ảnh hưởng không nhỏ, thậm chí có thể bị barrett khiến thực quản bị chít hẹp lại, khiến cho thức ăn bị khó khăn trong việc nuốt từ trên xuống.

– Ảnh hưởng tới hệ hô hấp:

+ Trẻ sẽ dễ bị ho, khò khè kéo dài mà không đáp ứng với các hỗ trợ điều trị thông thường.

+ Hoặc bé bị khàn tiếng do dây thanh trong cổ họng bị dày lên, hậu quả của tình trạng dịch acid ở dạ dày trào vào vùng hầu họng.

+ Nguy cơ hẹn suyễn: Gần đây, các nhà khoa học cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên quan mật thiết ở những trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày, thực quản và tình trạng hen suyễn.

– Bên cạnh đó, trẻ có thể bị mòn răng, viêm xoang, viêm tai, suy dinh dưỡng, chậm lớn…

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hô hấp.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hô hấp.

3. Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản phải làm sao?

– Đối với trẻ sơ sinh:

+ Các cữ bú nên được chia nhỏ mỗi lần chỉ khoảng 30 – 60ml.

+ Những bé phải bú với số lượng nhiều, cứ sau mỗi 60ml thì vẫn giữ tư thế đang bế, đầu cao và vỗ ợ hơi cho bé. Tuyệt đối không nên vác trẻ lên vai trong những trường hợp này vì dễ làm trẻ ọc sữa ra do dạ dày bị chèn, ép.

+ Sau khi bú xong, trẻ nên được đặt nằm đầu cao khoảng 30 độ đến 45 độ là tư thế giúp giảm triệu chứng trào ngược.
– Ở những trẻ lớn:

+ Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn mang tính kích thích dạ dày như: thức ăn chua, nước có gas… vì chúng làm nghiêm trọng thêm triệu chứng trào ngược.

+ Đặc biệt, có một bộ phận trẻ bị dị ứng protein sữa bò có biểu hiện là trào ngược nên một số trẻ đang uống sữa công thức nghi ngờ có tình trạng này sẽ được bác sĩ hướng dẫn đổi qua loại sữa khác phù hợp hơn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ được rất nhiều ba mẹ tin tưởng thăm khám và chăm sóc sức khỏe cho bé yêu. Đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, yêu và luôn hiểu tâm lý trẻ sẽ giúp ba mẹ yên tâm và hài lòng.

Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn mang tính kích thích dạ dày như: thức ăn chua, nước có gas… vì chúng làm nghiêm trọng thêm triệu chứng trào ngược.

Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn mang tính kích thích dạ dày như: thức ăn chua, nước có gas… vì chúng làm nghiêm trọng thêm triệu chứng trào ngược.

4. Ý kiến người bệnh

Anh Hùng Phương (34 tuổi, trưởng phòng bất động sản, Hà Nội) chia sẻ: “Nhóc nhà anh mới 7 tháng, mỗi lần uống sữa no vào là cu cậu trớ như vòi rồng. Đi khám tại Bệnh viện Thu Cúc các bác sĩ tư vấn rất kỹ, cách cho con ăn như thế nào, nên ăn bao nhiêu,… hiểu được vấn đề của con mình cũng yên tâm.”

Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị quý độc giả nên đến khám trực tiếp để nghe tư vấn của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital