Những điều cần biết về tiêm vắc xin cúm cho bà bầu

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Tiêm vắc xin cúm cho bà bầu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe thai kỳ cho cả mẹ bầu và em bé, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cúm nguy hiểm. Vậy cần tiêm vắc xin cúm vào giai đoạn nào của thai kỳ, tiêm vắc xin có ảnh hưởng tới thai nhi hay không,…hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời cho những vấn đề trên qua bài viết dưới đây.

1. Tầm quan trọng của việc tiêm phòng bệnh cúm cho bà bầu

1.1. Bệnh cúm ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai như thế nào?

Bệnh cúm là một bệnh lý phổ biến thường xảy ra với bất cứ đối tượng nào, từ người trưởng thành cho tới trẻ em. Bệnh lý cúm rất dễ lây lan giữa người với người, và rất dễ bùng phát trở thành dịch. Cúm có những biểu hiện thông thường dễ nhận biết như: đau mỏi người, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu,…Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng nếu không được kịp thời xử lý dứt điểm thì chúng sẽ có khả năng gây nên những biến chứng bệnh khác như: viêm phổi, viêm tai giữa (thường xảy ra ở trẻ em dưới 3 tuổi), nhiễm khuẩn đường hô hấp,…

Bệnh cúm đối với phụ nữ mang thai lại càng trở nên vô cùng nguy hiểm. Bởi trong giai đoạn mang bầu, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển cấu tạo, các bộ phận cơ thể. Do đó, nếu phụ nữ mang bầu bị mắc bệnh cúm vào thời điểm này thì sẽ làm gia tăng khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, cũng như làm tăng khả năng xuất hiện những dị tật thai nhi, ảnh hưởng đến quá trình sinh nở và sau khi em bé ra đời sau này.

Vắc xin cúm cho bà bầu - Bệnh cúm đối với phụ nữ mang thai lại càng trở nên vô cùng nguy hiểm. Bởi trong giai đoạn mang bầu, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển cấu tạo, các bộ phận cơ thể

Bệnh cúm đối với phụ nữ mang thai lại càng trở nên vô cùng nguy hiểm. Bởi trong giai đoạn mang bầu, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển cấu tạo, các bộ phận cơ thể.

Cũng trong thời gian mang thai, phụ nữ thường phải đối mặt với tình trạng nghén, miễn dịch và đề kháng kém đi, nên rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh lây truyền trong không khí, môi trường sống. Nếu mẹ bầu tiếp xúc gần với những người bị bệnh cúm thì rất dễ có khả năng bị lây bệnh từ người đó.

Do vậy, mẹ bầu không thể coi thường bệnh lý cúm và tác hại của chúng đối với sức khỏe hai mẹ con. Lời khuyên cho các mẹ là nên chăm sóc sức khỏe thai kỳ thật tốt, cũng như có kế hoạch đi tiêm chủng vắc xin phòng cúm để tăng cường hàng rào bảo vệ sức khỏe thai kỳ.

1.2. Vắc xin cúm cho bà bầu có vai trò ra sao và nên tiêm vào giai đoạn nào của thai kỳ?

Như đã nói ở trên, việc mẹ bầu đi tiêm phòng vắc xin chống bệnh cúm là một biện pháp chủ động và có hiệu quả trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho cả mẹ bầu và em bé. Tiêm vắc xin phòng cúm giúp mẹ hạn chế tình trạng mắc bệnh, lây nhiễm bệnh từ người khác, từ cộng đồng, cũng như làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng sau cúm: viêm phổi, sốt cao, sinh non tháng,…Em bé trong bụng cũng được hưởng nguồn đề kháng khỏe mạnh từ mẹ khi mẹ tiêm phòng đầy đủ vắc xin, từ đó thai nhi cũng hạn chế được khả năng bị dị tật, mắc các bệnh lý sau khi ra đời.

Sự chuẩn bị tốt nhất là mẹ có thể tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang bầu. Bởi thông thường vắc xin sẽ mất khoảng 2 tuần để bắt đầu phát huy tác dụng bảo vệ. Do vậy, lời khuyên đưa ra cho mẹ là nên có kế hoạch tiêm phòng vắc xin các bệnh, trong đó có bệnh cúm trước khi mang thai 1-3 tháng. Lúc này thì cho tới khi mẹ cấn bầu thì bản thân trong cơ thể mẹ và thai nhi đã có sẵn 1 lượng kháng thể.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tiêm vắc xin phòng cúm ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tốt nhất là nên thực hiện trước khi mùa cúm đạt đỉnh (khoảng từ tháng 10 năm nay cho tới tháng 5 năm sau), hoặc trước khi bước vào giai đoạn giao thoa giữa các mùa trong năm. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý giữ gìn sức khỏe thật tốt bởi không phải sau khi tiêm là mẹ đã tránh được nguy cơ mắc bệnh. Bởi rất có thể lúc này cơ thể chưa thể sản sinh ra đề kháng ngay lập tức. Có thể nói, mẹ vẫn có thể mắc bệnh cúm ngay sau khi vừa tiêm xong. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo lắng mà nên tập trung điều trị triệu chứng bệnh và tăng cường miễn dịch.

Vắc xin cúm cho bà bầu - mẹ cũng có thể tiêm vắc xin phòng cúm ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tốt nhất là nên thực hiện trước khi mùa cúm đạt đỉnh (khoảng từ tháng 10 năm nay cho tới tháng 5 năm sau)

Mẹ cũng có thể tiêm vắc xin phòng cúm ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tốt nhất là nên thực hiện trước khi mùa cúm đạt đỉnh (khoảng từ tháng 10 năm nay cho tới tháng 5 năm sau)

1.3. Vắc xin cúm cho bà bầu có tác dụng bảo vệ sức khỏe trong bao lâu?

Thông thường, vắc xin phòng bệnh cúm sẽ có tác dụng kéo dài trong khoảng 1 năm. Tuy nhiên, mỗi một năm các chủng cúm sẽ thay đổi và biến thể thành nhiều dạng khác nhau. Do đó, mẹ nên chú ý tiêm phòng nhắc lại mỗi năm để kịp thời bảo vệ bản thân được tối ưu nhất. Kể cả sau khi mẹ đã sinh em bé và cho con bú, thì mẹ vẫn nên thực hiện tiêm cúm cho bản thân và em bé để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả gia đình.

1.4. Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi mang thai có ảnh hưởng gì tới thai nhi hay không?

Việc mẹ bầu tiêm vắc xin phòng bệnh cúm trong thời kỳ đang mang thai không ảnh hưởng gì tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Ngược lại, việc làm này còn đem lại lợi ích cho cả hai mẹ con. Mẹ bầu khi tiêm cúm sẽ hạn chế được khả năng mắc bệnh. Cơ thể mẹ khỏe mạnh sẽ góp phần nuôi dưỡng một em bé khỏe mạnh. Ngoài ra, việc tiêm cúm trong thời kỳ mang thai sẽ cung cấp cho thai nhi một lượng kháng thể nhất định, có lợi ích cho thời gian em bé còn trong bụng mẹ cho tới khi chào đời sau này.

Bên cạnh đó, tiêm phòng bệnh cúm đối với phụ nữ mang bầu được đánh giá là khá an toàn và hầu hết không có quá nhiều phản ứng, tác dụng phụ sau tiêm. Tùy vào cơ địa và thể trạng mỗi người mà biểu hiện sau tiêm sẽ khác nhau, tuy nhiên nếu có phản ứng phụ thì chủ yếu chỉ là: hơi mỏi mệt, buồn ngủ hoặc sốt nhẹ. Các biểu hiện này sẽ tự động giảm dần và biến mất sau khoảng 1 vài ngày sau tiêm.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý nên đi tiêm chủng bất cứ mũi vắc xin nào vào thời điểm mẹ đang khỏe, không bị ốm. Không nên tiêm chủng vào lúc mẹ đang ốm, sốt, mệt mỏi,…

2. Một số lưu ý phòng bệnh cúm cho phụ nữ mang thai

Vắc xin cúm cho bà bầu - Lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe

Lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Trong trường hợp mẹ bầu bị cúm trong khi mang thai thì cần chú ý những điều sau:

– Đi khám bác sĩ để được kiểm tra xem có phải bị cúm không hay mắc bệnh lý khác.

– Sử dụng thuốc dành riêng cho phụ nữ mang thai nếu cần thiết

– Tăng cường bổ sung đề kháng cho cơ thể, ăn đa dạng các nhóm chất, hoa quả, trái cây, các nhóm vitamin,…

– Tập các bộ môn thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. Mẹ bầu có thể tham khảo những bộ môn như: yoga, thiền, kegel,…

– Giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình, hạn chế tụ tập nơi đông người.

– Tiêm phòng vắc xin cúm theo chỉ định của bác sĩ hoặc trước thời điểm bùng phát bệnh cúm trong năm.

– Lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Trên đây là những thông tin quan trọng về việc tiêm vắc xin cúm mẹ bầu cần biết. Nếu mẹ có nhu cầu đặt lịch tiêm cúm hay cần tư vấn thêm thông tin, vui lòng liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhé

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital