Nguyên nhân và dấu hiệu ung thư dạ dày ai cũng nên biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Bệnh ung thư dạ dày là một trong các bệnh lý nguy hiểm ở đường tiêu hóa. Tỷ lệ mắc và tử vong khá cao. Bệnh ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu ung thư dạ dày là điều ai cũng nên biết. Bài viết sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích dành cho bạn về căn bệnh này.

1. Sự nguy hiểm của ung thư dạ dày

Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới WHO năm 2018 thì ước tính trên thế giới có khoảng 1.033.000 ca ung mắc mới ung thư dạ dày và số ca tử vong là khoảng 800.000 ca.

Tại Việt Nam, ước tính số người bị ung thư dạ dày năm 2018 là 17.527 ca, tỷ lệ tử vong là hơn 15.000 ca.

Đây là con số đáng báo động. Bệnh ung thư dạ dày ngày càng có xu hướng tăng và trẻ hóa, tỷ lệ tử vong của căn bệnh này rất cao. Ở giai đoạn đầu các biểu hiện khá mơ hồ, không rõ ràng, thậm chí có người còn không biểu hiện rõ triệu chứng cho đến khi phát hiện, đưa vào viện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, khiến việc điều trị càng trở nên khó khăn hơn.

Chính vì vậy, mọi người cần phải quan tâm và có biện phòng ngừa, nhận biết nguyên nhân và dấu hiệu ung thư dạ dày để phát hiện sớm bệnh từ giai đoạn mới bắt đầu, thăm khám và điều trị kịp thời để gia tăng tỷ lệ điều trị thành công và nâng cao tỷ lệ sống sót cho người bệnh.

nguyên nhân và dấu hiệu ung thư dạ dày

2. Nguyên nhân và dấu hiệu ung thư dạ dày

2.1 Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Hiện nay để chỉ điểm chính xác nguyên nhân gây ung thư dạ dày là gì, đây vẫn còn là một câu hỏi lớn. Các nhà khoa học, các bác sĩ và dựa trên các công trình nghiên cứu, người ta chỉ ra được những yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày như:

– Polyp dạ dày: đa số polyp dạ dày là lành tính, nhưng cũng có polyp ác tính có thể gây ung thư dạ dày, hơn nữa các polyp lành tính vẫn có khả năng trở thành ác tính. Do đó, khi phát hiện polyp dạ dày, người bệnh nên cắt bỏ polyp để ngăn chặn polyp tiến triển thành ung thư dạ dày.

– Vi khuẩn HP: Không phải ai bị vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày nhưng đây là một trong những yếu tố gây viêm loét dạ dày lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.

– Độ tuổi: Tuổi càng cao thì nguy cơ ung thư dạ dày càng lớn hơn. Những người có độ tuổi từ 40-50 tuổi có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn người trẻ.

– Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều đồ chua cay, ăn nhiều đồ nướng, ăn nhiều thịt, ăn ít chất xơ, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày.

– Yếu tố gia đình: gia đình có người mắc ung thư dạ dày, đặc biệt là các thế hệ gần mình nhất thì nhóm người trong gia đình này cũng có tỷ lệ mắc ung thư cao hơn những người khác.

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu còn cho rằng ung thư dạ dày có thể do đột biến gene, tác động của các bệnh lành tính lâu năm, nhóm máu… nhưng những yếu tố này ít được đề cập đến.

tìm ra nguyên nhân và dấu hiệu ung thư dạ dày

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày.

2.2 Dấu hiệu ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Các biểu hiện khá mơ hồ như đau âm ỉ vùng thượng vị, đau lan ra sau lưng, người mệt mỏi, chán ăn, cảm giác nóng rát. Khi bệnh ở giai đoạn nặng hơn, có thể thấy các dấu hiệu rõ hơn như có khối u lớn, hẹp một phần dạ dày, đau và buồn nôn, thiếu máu, gầy sút.

Cụ thể có thể liệt kê một số dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày như sau:

– Cảm giác đầy tức bụng: người bệnh có cảm giác nhanh no, điều này có thể do đầy bụng hoặc cũng có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày do khối un chèn ép dạ dày.

– Chán ăn: cảm giác đầy bụng, đau tức bụng khiến người bệnh mất cảm giác thèm ăn dẫn đến chán ăn.

– Sụt cân chưa rõ nguyên nhân: người mệt mỏi kéo dài, sút cân nhanh trong một thời gian ngắn, có cảm giác no, chán ăn, buồn nôn và nôn nên coi chừng ung thư dạ dày.

– Nôn ra máu, ợ chua, đầy bụng sau ăn, phân bất thường có dính máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư dạ dày.

Người bệnh ung thư dạ dày có thể điều trị thành công nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Vì vậy khi thấy các biểu hiện nêu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn và điều trị kịp thời, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm.

tìm hiểu nguyên nhân và biểu hiện ung thư dạ dày

Cảm giác đầy tức bụng nhất là ở phần thượng vị, có thể đau hoặc không, nên coi chừng ung thư dạ dày.

3. Phát hiện sớm ung thư dạ dày bằng cách nào?

Cùng với nguyên nhân và dấu hiệu ung thư dạ dày, nhiều người cũng thắc mắc làm thế nào để phát hiện sớm ung thư dạ dày.

Câu trả lời là, hãy chủ động kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ 6 tháng/lần ngay cả khi cơ thể chưa “lên tiếng” (chưa có dấu hiệu cảnh báo) và thăm khám ngay với bác sĩ khi có một hoặc một số triệu chứng nêu trên.

Hiện nay phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư dạ dày được áp dụng nhiều nhất là nội soi dạ dày bằng ống mềm. Có thể nội soi dưới ánh sáng trắng hoặc nội soi nhuộm màu NBI, giúp bác sĩ quan sát toàn bộ niêm mạc dạ dày, chẩn đoán các bệnh lý ở dạ dày như viêm, loét dạ dày và nếu có tổn thương như polyp dạ dày, bác sĩ có thể cắt bỏ polyp ngay trong quá trình nội soi đồng thời sinh thiết để chẩn đoán sớm ung thư dạ dày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital