Nguyên nhân mẹ bầu bị mất ngủ 2 tháng cuối thai kỳ và cách khắc phục

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Mất ngủ 2 tháng cuối thai kỳ là trường hợp nhiều mẹ bầu gặp phải khi ngày dự sinh đến gần. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần của mẹ mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Cùng tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách khắc phục chứng mất ngủ khi mang thai.

1. Các triệu chứng mẹ bầu thường gặp khi mất ngủ

Mất ngủ trong quá trình mang thai là một trong những rối loạn giấc ngủ phổ biến mà mẹ bầu hay gặp, đặc biệt là trong là giai đoạn cuối thai kỳ. Các biểu hiện thường gặp của mất ngủ khi mang thai gồm:

Khó ngủ

– Khó duy trì giấc ngủ sâu

– Bị tỉnh dậy nhiều lần trong suốt giấc ngủ

– Cơ thể và tinh thần mệt mỏi khi thức dậy

Mất ngủ là tình trạng phổ biến ở nhiều mẹ bầu

Mất ngủ là tình trạng phổ biến ở nhiều mẹ bầu

Tình trạng mất ngủ trong thai kỳ là hiện tượng khá nhiều mẹ bầu gặp phải trong quá trình mang thai. Do đó, mẹ bầu cần tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thể chất của bản thân cũng như những tác động tiêu cực đến sự phát triển của con sau này.

2. Vì sao mẹ bầu bị mất ngủ khi mang thai?

Mẹ bầu có thể bị mất ngủ bởi những nguyên nhân sau đây:

– Hệ tiêu hóa hoạt động kém: Trong quá trình mang thai, hệ tiêu hóa của phụ nữ thường hoạt đông kém hơn so với bình thường khiến thức ăn dễ bị tích tụ. Từ đó gây nên tình trạng ợ hơi, ợ chua, khó tiêu và ảnh hưởng đến giấc ngủ trong quá trình mang bầu.

– Đau lưng, hông hoặc bị chuột rút khiến cơ thể khó chìm vào giấc ngủ.

– Ốm nghén khi mang thai.

– Tiểu đêm nhiều lần: Vào những tháng cuối thai kỳ, kích thước thai nhi trong tử cung phát triển lớn hơn và chèn ép lên bàng quang dẫn đến mẹ bầu hay đi tiểu đêm nhiều lần làm gián đoạn giấc ngủ. Hiện tượng tiểu đêm nhiều lần kéo dài khiến mẹ khó có giấc ngủ sâu.

– Lo lắng và căng thẳng: Tình trạng lo lắng và căng thẳng của phụ nữ trong quá trình mang thai ví dụ như sự phát triển của thai nhi, vấn đề sinh nở hay các mối quan tâm khác trong công việc, cuộc sống cũng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai.

3. Mất ngủ khi đang mang thai có nguy hiểm cho sức khỏe không?

3.1. Mất ngủ 2 tháng cuối thai kỳ ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu?

– Gây nên tình trạng khó sinh thường: Khi phụ nữ bị mất ngủ kéo dài sẽ dẫn đến sức khỏe suy giảm trong quá trình mang thai. Mẹ bầu sẽ khó đảm bảo thể trạng để sinh thường hoặc gây khó sinh trong quá trình chuyển dạ.

– Sức khỏe suy giảm: Tình trạng mất ngủ còn gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của mẹ về lâu dài, khiến sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng và dễ bị ốm hơn.

– Dễ mắc bệnh trầm cảm sau sinh: Hơn thế nữa, việc mất ngủ còn khiến tinh thần mẹ bầu trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng và dễ bị trầm cảm sau sinh.

3.2. Mẹ bị mất ngủ 2 tháng cuối thai kỳ ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

– Trẻ dễ bị thiếu máu từ lúc trong bụng mẹ: Từ 23h – 3h giờ sáng là thời điểm cơ thể tạo ra hồng cầu giúp sản sinh ra máu cho cơ thể. Nếu trong thai kỳ mẹ thường xuyên bị mất ngủ sẽ gây rối loạn quá trình tuần hoàn máu khiến thai nhi bị thiếu máu.

– Trẻ chậm phát triển trí não và thể chất: Thai nhi từ thời điểm tuần thứ 24 của thai kỳ sẽ phát triển mạnh về trí não, các giác quan. Do đó, nếu mẹ bầu thường xuyên mất ngủ và chế độ ăn uống không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, thể chất của con.

4. Cách giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng mất ngủ khi mang thai

Có thể thấy, hiện tượng mất ngủ trong quá trình mang thai sẽ gây ảnh hưởng xấu không chỉ đến sức khỏe, tinh thần của mẹ mà còn cản trở sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Để khắc phục tình trạng mất ngủ, mẹ bầu có thể thực hiện các cách dưới đây:

4.1. Tư thế nằm nghiêng

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, mẹ bầu những tháng cuối nên nằm nghiêng và có thể thay đổi tư thế nghiêng sang trái và sang phải để tránh mỏi lưng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng thêm gối kê dưới bụng và sau lưng để giảm áp lực từ tử cung, giúp cho giấc ngủ ngon hơn. Đây là biện pháp hữu hiệu mà mẹ có thể áp dụng hàng ngày.

4.2. Xây dựng chế độ ăn khoa học

Mẹ bầu cần có chế độ ăn hợp lý để tránh tình trạng mất ngủ khi mang thai. Chị em có thể thực hiện các gợi ý dưới đây để có một chế độ ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe và thai nhi:

– Mẹ không nên ăn quá no trước giờ đi ngủ để tránh ợ chua, khó tiêu.

– Hạn chế đồ ăn ngọt để tránh mắc tiểu đường thai kỳ.

– Không sử dụng các đồ uống như trà, cà phê vào buổi tối.

– Không uống nhiều nước trước khi ngủ để tránh tiểu đêm.

– Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B, các loại rau xanh,…

Chế độ ăn hợp lý giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng mất ngủ

Chế độ ăn hợp lý giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng mất ngủ

4.3. Duy trì thói quen tốt

Bên cạnh chế độ ăn uống, phụ nữ khi mang thai cần có những thói quen tốt để tránh tình trạng mất ngủ. Thói quen sinh hoạt tốt có thể khiến bạn cải thiện sức khỏe, tinh thần, từ đó giảm thiểu tình trạng khó ngủ, ví dụ như:

– Thường xuyên tập thể dục để cải thiện sức khỏe và giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn

– Đi ngủ đúng giờ: Mẹ nên xây dựng thói quen đi ngủ vào một khung giờ nhất định trong ngày để cơ thể quen dần, giúp tránh mất ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đi ngủ đúng giờ cũng khiến cho mẹ có thể chất khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái mỗi ngày.

– Thư giãn tinh thần: Phụ nữ khi mang thai nên thư giãn tinh thần bằng những bản nhạc nhẹ và một số hoạt động giải trí nhẹ nhàng vào mỗi tối để cải thiện tâm trạng và giúp cơ thể dễ ngủ sâu giấc hơn.

4.4. Đi khám nếu tình trạng mất ngủ kéo dài

Trong trường hợp mẹ bầu đã áp dụng các cách trên nhưng tình trạng mất ngủ vẫn kéo dài, mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần của bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi.

Thăm khám với bác sĩ khi tình trạng mất ngủ 2 tháng cuối thai kỳ kéo dài

Thăm khám với bác sĩ khi tình trạng mất ngủ 2 tháng cuối thai kỳ kéo dài

Thông qua bài viết này, hi vọng mẹ bầu đã tìm hiểu được nguyên nhân và những ảnh hưởng khi bị mất ngủ khi đang mang thai. Để khắc phục hiện tượng mất ngủ khi mang thai, mẹ cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và duy trì thói quen lành mạnh để nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần. Trong trường hợp tình trạng mất ngủ khi mang thai kéo dài, bạn hãy liên hệ với Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được tư vấn và điều trị sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital