Nguyên nhân gây ngứa ở bàn tay và bàn chân

Tham vấn bác sĩ

Cảm giác ngứa ở bàn tay và bàn chân không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó. Để điều trị dứt điểm tình trạng này, cần xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa.

Cảm giác ngứa ngáy ở bàn tay và bàn chân không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó.

Cảm giác ngứa ngáy ở bàn tay và bàn chân không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó.

1. Bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến xảy ra khi các tế bào da phát triển quá nhanh và sau đó tích tụ lên bề mặt của da, tạo thành những mảng dày, đỏ, có vảy trắng hay bạc. Bệnh vẩy nến có thể khởi phát ở giai đoạn sớm từ 16 – 22 tuổi hoặc ở giai đoạn muộn từ 50 – 60 tuổi. Bệnh có thể kéo dài suốt đời hay bộc phát với những đợt riêng lẻ. Bệnh được phân thành nhiều loại khác nhau và ngứa trong lòng bàn tay, bàn chân là một triệu chứng phổ biến.
Người mắc bệnh vẩy nến thường gặp các triệu chứng như:

  • Da xuất hiện những mảng dày, đỏ được phủ bởi các vảy trắng hay bạc.
  • Đau, sưng, cứng khớp
  • Đau nhức ở các vùng bị ảnh hưởng
  • Ngứa ở những vị trí khác như khuỷu tay, đầu gối, lưng và mặt

2. Bệnh chàm

Chàm (eczema) là thuật ngữ chung cho nhiều loại viêm da, trong đó có một loại được gọi là bệnh tổ đỉa chỉ ảnh hưởng tới bàn tay và bàn chân.
Bên cạnh đó, bệnh tổ đỉa cũng gây ra các triệu chứng khác như:

  • Da có vảy
  • Có những mụn nước màu trắng trong, kích thước nhỏ, nằm sâu, chắc, khó vỡ, tập trung thành từng chùm hơi gồ trên mặt da. Những mụn nước này thường có xu hướng khô ít khi tự vỡ, gây cảm giác ngứa, rát cho người bệnh.
Bệnh tổ đỉa, một dạng của bệnh chàm, có thể gây ngứa ở bàn tay và bàn chân.

Bệnh tổ đỉa, một dạng của bệnh chàm, có thể gây ngứa ở bàn tay và bàn chân.

3. Bệnh ghẻ

Đây là một bệnh ngoài da do ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei gây nên, hay gặp vào mùa xuân hè. Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ, nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm, tổn thương ghẻ ở vùng da mỏng có nhiều nếp nhăn. Ngứa bàn tay, bàn chân do ghẻ rất phổ biến ở trẻ em nhưng ít gặp ở người lớn. Bệnh cũng gây ra nhiều triệu chứng khác bao gồm:
Ngứa ngáy, đặc biệt là vào ban đêm, khắp cơ thể hoặc khu vực cụ thể như cổ, khuỷu tay, nách và màng vây giữa các ngón tay.

  • Phát ban có mọc nhọt ở trên da
  • Lở loét
  • Có vảy
  • Dị ứng

Làn da có thể có phản ứng dị ứng với một chất nào đó trong quá trình tiếp xúc trực tiếp với các chất nhất định. Người bị dị ứng sẽ có dấu hiệu ngứa, nổi mẩn đỏ, phát ban gây khó chịu, da rất khô, rát và đau nhói…

4. Làm thế nào khi bị ngứa ở lòng bàn tay và bàn chân?

Để điều trị được tình trạng ngứa ở lòng bàn tay và bàn chân, trước tiên cần đi khám để tìm ra nguyên nhân.

Để điều trị được tình trạng ngứa ở lòng bàn tay và bàn chân, trước tiên cần đi khám để tìm ra nguyên nhân.

Để điều trị được tình trạng ngứa ở lòng bàn tay và bàn chân, trước tiên cần tìm ra nguyên nhân. Những người bị dị ứng có thể điều trị bằng thuốc kháng histamin hoặc corticosteroid theo hướng dẫn của bác sĩ, Có một số loại thuốc dạng bôi, kem xẹt hoặc dạng uống được sử dụng để tiêu diệt cái ghẻ. Bệnh vẩy nến hay chàm đòi hỏi phải có kế hoạch điều trị chi tiết hơn.
Dù nguyên nhân là gì cũng nên ngãi quá nhiều hoặc chà xát quá mạnh, dễ gây ra nhiễm trùng, càng khiến cho tình trạng ngứa lòng bàn tay và bàn chân trở nên nghiêm trọng hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital