Nguyên nhân gây đau đầu thường xuyên ở trẻ em

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Theo thống kê của UpToDate.com, ước tính có khoảng 90% trẻ em trong độ tuổi đến trường gặp phải tình trạng đau đầu. Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu thường xuyên ở trẻ em. Mặc dù những cơn đau đầu này thường vô hại nhưng cha mẹ cũng cần lưu ý nếu sau khi ngủ dậy trẻ bị đau đầu và nôn nửa hoặc trẻ bị đau đầu kèm theo sốt sau một chấn thương. Cơn đau đầu nặng hơn hoặc xuất hiện với tần suất nhiều hơn bình thường cũng là dấu hiệu cần theo dõi.

1.Đau đầu căng cơ

Những căng thẳng, áp lực ở trường học có thể là nguyên nhân gây đau đầu thường xuyên ở trẻ em

Những căng thẳng, áp lực ở trường học có thể là nguyên nhân dẫn tới đau đầu căng cơ ở trẻ em.

Đau đầu căng cơ có cảm giác giống như đầu đang bị một dải băng thắt chặt, kéo dài từ nửa giờ đến vài ngày và  xảy ra nhiều lần hoặc chỉ từng giai đoạn. Những cơn đau đầu dạng này thường ở mức nhẹ và vừa phải, không ảnh hưởng tới hoạt động của trẻ. Sự co của các cơ này có thể được thúc đẩy một số các yếu tố môi trường hoặc sinh lý khác nhau, bao gồm sự co cứng các cơ ở vùng cổ và vùng vai do ngồi tư thế không đúng, do stress hoặc thiếu ngủ. Ở trẻ em, chủ yếu là do duy trì ở một tư thế quá lâu khi chơi game hoặc học tập. Những căng thẳng, áp lực ở trường học cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới đau đầu căng cơ ở trẻ em.
Trẻ em bị đau đầu căng cơ thường xuyên có thể giảm thiểu tình trạng này bằng cách phân bổ thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý. Phụ huynh cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc từ 8 – 10 tiếng, không ép trẻ học quá nhiều vì cơ thể mệt mỏi dễ gây ra đau đầu căng cơ.

2. Đau nửa đầu

Cơn đau nửa đầu có thể rất nghiêm trọng khiến trẻ phải hạn chế các hoạt động gắng sức.

Cơn đau nửa đầu có thể rất nghiêm trọng khiến trẻ phải hạn chế các hoạt động gắng sức.

Đau nửa đầu có thể xảy ra hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng và có thể kéo dài khoảng 3 dài ở trẻ em. Cơn đau nửa đầu có thể rất nghiêm trọng khiến trẻ phải hạn chế các hoạt động gắng sức. Nhiều bệnh nhân bị đau nửa đầu cũng có thể biểu hiện thêm các triệu chứng như tăng nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn, buồn nôn và nôn.
Trẻ em trong độ tuổi  từ 5 – 10 đôi khi gặp phải tình trạng nhìn mờ, chóng mặt, nhìn thấy các đốm máu hoặc điểm nhấp nháy trong vòng 1 giờ sau khi khởi phát cơn đau đầu. Chứng đau nửa đầu xảy ra khi động mạch của não teo và sau đó mở rộng, được kích hoạt bằng những thay đổi về thời tiết, độ cao, các loại thực phẩm nhất định hoặc do trẻ bỏ bữa, mệt mỏi, thay đổi về nội tiết tố và hoạt động thể lực.

3. Đau đầu dạng chuỗi

Đau đầu dạng chuỗi thường bắt đầu sau năm trẻ 10 tuổi.

Đau đầu dạng chuỗi thường bắt đầu sau năm trẻ 10 tuổi.

Đau đầu dạng chuỗi thường bắt đầu sau năm trẻ 10 tuổi và phổ biến hơn ở các bé trai. Đau đầu dạng chuỗi là tình trạng sự xuất hiện liên tục cơn đau đầu trong một khoảng thời gian, có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Cơn đau thường ở một bên đầu, vùng xung quanh và phía sau của mắt, rồi nặng dần lên và kéo dài từ 30 phút cho đến 2 giờ. Cha mẹ có thể nhận thấy rằng con ngươi của trẻ trông nhỏ hơn. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như sưng mắt, ngạt mũi, chảy nước mũi ở phần đầu bị ảnh hưởng.
FamilyDoctor.org lưu ý rằng sự gián đoạn giấc ngủ, nồng độ hormone thay đổi hay những bất thường tuyến dưới đồi có thể là nguyên nhân gây đau đầu dạng chuỗi ở trẻ em.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital