Nguy hiểm khi tắc kinh ở tuổi dậy thì

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Các bạn gái ở tuổi dậy thì thường có kinh nguyệt thất thường do nội tiết tố còn chưa ổn định. Vậy bị tắc kinh ở tuổi dậy thì kéo dài có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu về nguy cơ và các biện pháp khắc phục tình trạng tắc kinh ở tuổi dậy thì.

1. Triệu chứng tắc kinh ở tuổi dậy thì

Tắc kinh là hiện tượng kinh nguyệt không đều, ra quá ít mỗi chu kỳ, chỉ ra nhỏ giọt hoặc tháng này hành kinh thì phải 2-3 tháng sau mới có kinh trở lại.

Khi bị tắc kinh ở tuổi dậy thì, các bạn gái sẽ có biểu hiện đau bụng ở vùng dưới, mỗi lần đau kéo dài 3-4 ngày, cơn đau cứ tăng dần. Các bạn có thể thấy xương mu nổi một khối, cảm giác căng đau dữ dội.

Trường hợp những bạn gái bị tắc kinh do màng trinh không thủng thì sẽ có cảm giác căng tức âm hộ. Nếu đi khám, những trường hợp này sẽ thấy màng trinh bị máu kinh làm cho giãn ra, tím tái.

xem sau:Máu kinh có dịch nhầy là bị bệnh gì?

Nhiều bạn gái tuổi dậy thì có biểu hiện đau bụng quằn quại khi bị tắc kinh.

Nhiều bạn gái tuổi dậy thì có biểu hiện đau bụng quằn quại khi bị tắc kinh.

2. Nguyên nhân gây tắc kinh ở tuổi dậy thì

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bạn gái ở tuổi dậy thì bị tắc kinh.

Tử cung khác thường hoặc nội mạc tử cung không phản ứng với hormone sinh dục nữ có thể gây tắc kinh. Những bạn gái không có tử cung, lao nội mạc tử cung, nội mạc tử cung bị tổn thương, những người bị nữ hóa dịch hoàn là đối tượng bị tắc kinh do tử cung khác thường.

Nếu chị em thường xuyên bị căng thẳng, áp lực từ công việc, cuộc sống thì kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng.

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt chi phối chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ rất nhiều. Nếu các bạn nữ ăn uống thiếu chất, thừa chất, có lối sống không khoa học, thường xuyên thức khuya, không tập luyện hoặc tập quá sức cũng đều có nguy cơ bị chậm kinh, tắc kinh.

Căn nặng cũng tác động rất nhiều đến sự đều đặn của nguyệt san. Trường hợp các chị em tăng hoặc giảm cân đột ngột thường bị rối loạn kinh nguyệt, mà điển hình là chậm kinh.

Tham khảo bài đọc sau: Kinh nguyệt không đều ở tuổi 18

Tắc kinh ở tuổi dậy thì

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc kinh, rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì.

3. Nguy hiểm khi bị tắc kinh ở tuổi dậy thì

Kinh nguyệt giống như thước đo sức khỏe và sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Các bạn gái ở tuổi dậy thì nếu kinh nguyệt không đều sẽ có nguy cơ bị các bệnh như:

Trầm cảm: Nếu tình trạng tắc kinh là do căng thẳng, áp lực công việc, cuộc sống thì về lâu dài, bệnh sẽ chuyển biến thành trầm cảm.

Hội chứng Galactorrhea: hay còn gọi là hội chứng khô máy, đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với các bạn gái. Tắc kinh kéo dài khiến tử cung bị teo nhỏ và dần chuyển hóa thành tình trạng khô máy này.

Bị tắc kinh ở tuổi dậy thì để lại những hậu quả rất nghiêm trọng cho bạn gái.

Bị tắc kinh ở tuổi dậy thì để lại những hậu quả rất nghiêm trọng cho bạn gái.

Bị tắc kinh kéo dài thì chức năng tuyến yên của chị em cũng bị suy giảm.

Nếu tắc kinh do suy buồng trứng thì về lâu dài, có thể dẫn tới teo nhỏ cơ quan sinh dục và một số bệnh về tim mạch, buồng trứng.

Các bạn gái bị tắc kinh do nồng độ hormone sinh dục nữ thấp khiến nội mạc tử cung không tăng trưởng dẫn đến buồng trứng không phát triển đầy đủ. Bệnh nhân có thể mắc một số bệnh lý như loạn sản, suy buồng trứng sớm.

Nếu tắc kinh do máu bị ứ đọng thì vòi tử cung và tử cung có thể bị áp lực, giãn căng, niêm mạc của  vòi tử cung và tử cung có thể bị tổn thương nặng nề.

Hậu quả nghiêm trọng nhất của tắc kinh chính là chị em sẽ bị vô sinh. Tắc kinh kéo dài chứng tỏ trứng không rụng, như vậy, chị em không thụ thai được.

4. Phòng tránh tắc kinh ở tuổi dậy thì

Để phòng tránh bệnh tắc kinh nói riêng và các rối loạn kinh nguyệt nói chung ở tuổi dậy thì, các bạn gái và các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm đến tình trạng kinh nguyệt của con. Nếu thấy những bất thường về kinh nguyệt như chậm kinh kéo dài (quá 3 tháng), kinh nguyệt thưa, ít, hoặc ra quá nhiều, kéo dài lâu, khi hành kinh bị đau bụng dữ dội, màu sắc máu kinh lạ (đỏ tươi, đen…) thì cần đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tìm hiểu:Chậm kinh 4 ngày thử que 1 vạch, là do đâu?

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp các bạn gái đề phòng tắc kinh, rối loạn kinh nguyệt.

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp các bạn gái đề phòng tắc kinh, rối loạn kinh nguyệt.

Chị em phụ nữ cần ăn uống điều độ, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để có một cơ thể khỏe mạnh.

Bên cạnh chế độ ăn, chị em cần áp dụng một lối sống lành mạnh, khoa học, tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức để duy trì sức khỏe thể chất thật tốt.

Với cuộc sống học tập và làm việc bề bộn như hiện nay, điều quan trọng là chị em duy trì tâm lý thoải mái, không bị căng thẳng.

Có một sức khỏe thể chất và tinh thần tốt là tiền đề để có một chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Xem thêm

  • Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?
  • Tắc kinh 3 tháng nhưng không có thai nguyên nhân do đâu
  • Sảy thai bao lâu thì có kinh lại?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital