Nguy cơ ung thư phổi: hiểu lầm và sự thật

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng. Gần đây, bệnh xuất hiện ở những người trẻ tuổi nhiều hơn, chiếm tỷ lệ khoảng 12% tổng số ung thư các loại tính chung trên toàn thế giới.  Có nhiều yếu tố khác nhau làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi. Tuy nhiên không phải ai cũng có những hiểu biết cơ bản về các yếu tố nguy cơ này dẫn tới nhiều hiểu lầm đáng tiếc.

Nếu đã hút thuốc trong nhiều năm, tổn thương ở phổi là không thể phục hồi

Mười năm sau khi bỏ thuốc, nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi ở những người đã từng hút thuốc sẽ giảm khoảng 50%.

Mười năm sau khi bỏ thuốc, nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi ở những người đã từng hút thuốc sẽ giảm khoảng 50%.

Thực tế: không bao giờ là quá muộn để bỏ thuốc lá. Bỏ thuốc lá gần như mang lại lợi ích ngay lập tức, bao gồm cải thiện lưu thông và chức năng phổi. Nguy cơ ung phổi sẽ giảm dần theo thời gian. Mười năm sau khi bỏ thuốc, nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi ở những người đã từng hút thuốc sẽ giảm khoảng 50%.

Thuốc lá “nhẹ” an toàn hơn thuốc lá bình thường

Thực tế: những loại thuốc được xem là “nhẹ” hơn thuốc lá bình thường bao gồm:

  • Có đầu lọc bằng cellulose acetate (có đót thuốc) để giữ lại nhựa thuốc (tar).
  • Giấy quấn thuốc có độ xốp cao (cho phép chất độc thoát ra) .
  • Có lỗ thông ở đầu lọc (để làm loãng khói thuốc với không khí).
  • Có trộn hương vị khác với thuốc lá .

Bất cứ loại thuốc lá “ nhẹ” nào cũng nguy hiểm như thuốc lá bình thường. Và cũng cần cẩn thận với thuốc lá chứa tinh dầu bạc hà. Một số nghiên cứu cho biết loại thuốc lá này làm người ta khó bỏ hơn thuốc lá thường.

Hút cần sa không làm tăng nguy cơ ung thư phổi

Thực tế: Hút cần sa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, tuy nhiên cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu để củng cố cho nhận định này. Nhiều người hút cần sa cũng đồng thời hút thuốc lá và có một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng kết hợp có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi người hút thuốc nhiều hơn.

Bổ sung chất chống oxy hóa có thể bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của bệnh ung thư

Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ chất bổ sung nào.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ chất bổ sung nào.

Thực tế: Dựa trên các nghiên cứu dân số, một chế độ ăn uống giàu trái cây và rau quả có chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư. Tuy nhiên khi các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm sử dụng thuốc bổ sung chất oxy hóa, họ bất ngờ phát hiện thấy nguy cơ ung thư phổi gia tăng ở những người hút thuốc có bổ sung beta-carotene.  Do đó nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ chất bổ sung nào.

Hút xì gà và thuốc lá tẩu không gây ung thư phổi

Thực tế: Hút xì gà, thuốc lá tẩu không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư phổi mà còn kéo theo nguy cơ ung thư miệng, họng và thực quản. Bên cạnh đó hút xì gà và thuốc lá tẩu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi và bệnh tim mạch hơn so với hút thuốc lá.

Hút thuốc lá là yếu tố duy nhất của ung thư phổi

Thực tế: Yếu tố nguy cơ thứ hai sau khói thuốc lá, có thể dẫn tới sự phát triển của ung thư phổi là một chất khí phóng xạ không mùi được gọi là radon. Nó có thể làm tổn hại tới phổi và từ đó có thể dần đến ung thư phổi. Những người làm việc trong hầm mỏ có thể tiếp xúc với khí radon và ở một số vùng ở Mỹ người ta còn tìm thấy khí radon ở trong các ngôi nhà. Cách duy nhất để biết khu vực đang sống có khí randon hay không là đo nồng độ khí randon.

Bột talc cũng là một nguyên nhân gây ung thư phổi

Thực tế: các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa ung thư phổi với việc hít phải bột talc. Bột talc được sử dụng trong một loạt các sản phẩm mà chúng ta thấy hàng ngày. Nó là một thành phần quan trọng trong cao su, một phụ và làm trắng trong sơn, một phụ gia và cải thiện độ sáng trong các giấy tờ chất lượng cao, nó cũng là thành phần chính trong nhiều loại mỹ phẩm.
Tuy nhiên tiếp xúc với amiăng, thạch tín, và các chất khác làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Khi đã được chẩn đoán bị ung thư phổi, bỏ thuốc lá không có tác dụng gì

Thực tế: Tiếp tục hút thuốc lá làm giảm hiệu quả của điều trị ung thư và khiến các tác dụng phụ trở nên tồi tệ hơn. Những người hút thuốc phải trải qua phẫu thuật, sẽ có khả năng phục hồi kém hơn so với những người đã bỏ hút thuốc. Và những người hút thuốc trong khi đang xạ trị ung thư thanh quản ít có khả năng lấy lại âm thanh như lúc ban đầu. Trong một số trường hợp, bỏ hút thuốc còn có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư  mới.

Tập thể dục không ảnh hưởng tới nguy cơ ung thư phổi

Thực tế: Nghiên cứu cho biết hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm 20% nguy cơ ung thư phổ hoặc hơn. Ngoài ra, tập thể dục cải thiện chức năng phổi và làm giảm nguy cơ các bệnh khác, bao gồm cả bệnh tim và đột quỵ.

Ô nhiễm không khí là một nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư phổi

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư phổi và sự tiếp xúc với một số chất gây ô nhiễm không khí nhất định.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư phổi và sự tiếp xúc với một số chất gây ô nhiễm không khí nhất định.

Thực tế: thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư phổi. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư phổi và sự tiếp xúc với một số chất gây ô nhiễm không khí nhất định, ví dụ như các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình đốt dầu diesel và những nhiên liệu hóa thạch khác. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital