Kinh nghiệm sinh con thành công sau hút thai lưu của bà mẹ 9x

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Thai lưu – một trong những biến chứng Sản khoa khiến rất nhiều mẹ bầu mất đi thiên chức làm mẹ khi niềm vui vừa “chớm nở”. Điều khiến những người mẹ từng hút thai lưu lo lắng chính là việc có thể mang thai lại được không? Liệu có gặp ảnh hưởng nào ở lần sinh con tiếp theo? Để giải đáp những thắc mắc trên, hãy cùng theo dõi quá trình mang thai, sinh con của sản phụ Đặng Phương Anh – một bà mẹ 9x kiên cường, nghị lực.

1. Thai lưu – nỗi ám ảnh của bao mẹ bầu

Thai lưu – biến chứng Sản khoa được đánh giá là nguy hiểm, gây ra nhiều nỗi đau cho các mẹ bầu đang xuất hiện ngày càng nhiều. Tình trạng này biểu thị khi một thai nhi không thể tiếp tục tồn tại, bị chết trước khi chào đời. Thông thường, tình trạng thai lưu xuất hiện ở tuần thứ 20 trở đi. Sau khi thai chết sẽ tiếp tục tồn tại trong bụng mẹ khoảng 48h rồi mới được sổ ra ngoài.

Thai lưu là một trong những biến chứng Sản khoa gây ra nỗi đau thương tâm cho người mẹ

Thai lưu là một trong những biến chứng Sản khoa gây ra nỗi đau thương tâm cho người mẹ

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai lưu có thể do các bệnh lý mạn tính như: Tiểu đường, suy thận, huyết áp cao, viêm gan, thiếu máu, nhiễm ký sinh trùng,… Ngoài ra, những thai phụ đã lớn tuổi, dinh dưỡng kém, thường xuyên suy nhược có nguy cơ bị lưu thai cao hơn nhiều so với người bình thường.

Bên cạnh đó, nếu thai nhi gặp các rối loạn nhiễm sắc thể di truyền, một số vấn đề về nhau thai, dị tật tim bẩm sinh nặng, thai vô sọ,… đều dẫn đến tình trạng thai lưu.

1.1. Về trường hợp thai phụ bị thai lưu ở lần mang thai đầu tiên

Thời gian này, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI có tiếp nhận và thực hiện thành công một ca sinh. Đó là ca sinh của thai phụ Đặng Phương Anh (1998), mẹ bầu có tiền sử hút thai lưu. Cũng qua câu chuyện của chị Phương Anh, chúng ta sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để nhận biết, cải thiện sức khỏe tốt hơn trong thời gian mang thai, tránh gặp tình trạng thai lưu.

Thai phụ Đặng Phương Anh với tiền sử hút thai lưu, băng huyết

Thai phụ Đặng Phương Anh với tiền sử hút thai lưu, băng huyết

Trước đây, khi bị thai lưu, chị Phương Anh có gặp phải những dấu hiệu bất thường. Sau đó, chị đã thực hiện hút thai lưu để đảm bảo sức khỏe cũng như khả năng sinh nở của bản thân. Chị Phương Anh cho biết, các mẹ bầu có thể nhận biết thai lưu qua một số dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo, chuyển động thai giảm đột ngột chứ không tăng, đau bụng, đau lưng dữ dội, sốt cao, chóng mặt, chuột rút,… Ngoài ra, chị Phương Anh cũng đưa ra lời khuyên cho các mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi, có kế hoạch quản lý thai kỳ để nhận được sự hướng dẫn từ các bác sĩ, biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trong thời gian mang thai sao cho phù hợp, phát hiện sớm những bất thường để xử lý kịp thời.

1.2. Xử lý hút thai lưu và những kinh nghiệm cho các mẹ bầu

Thai lưu đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thể chất của thai phụ. Nguy hiểm nhất là trường hợp thai lưu nhưng thai phụ không có dấu hiệu chuyển dạ. Tình huống này cần can thiệp lấy thai ra sớm, nếu không thai phụ có thể gặp biến chứng nhiễm trùng nặng, rối loạn đông máu đe dọa đến tính mạng.

Ngoài ra, các trường hợp thai chết lưu nhưng bị vỡ ối sớm khi chưa chuyển dạ có thể tạo điều kiện để vi khuẩn dễ xâm nhập qua màng ối rách, gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng vùng buồng ối và dạ con. Vì vậy, khi bị thai lưu, các mẹ cần được theo dõi y tế thường xuyên và tư vấn cách xử lý phù hợp.

Chị Phương Anh, mẹ bầu từng gặp tình huống này đã xử lý theo hướng hút thai lưu. phương pháp hút thai chân không sẽ được áp dụng cho các trường hợp thai từ 6 – 12 tuần tuổi. Phương pháp này khá an toàn, tuy nhiên vẫn có thể để lại những biến chứng nguy hại. Điển hình, chị Phương Anh đã gặp phải biến chứng băng huyết sau khi hút thai lưu. Kể về lần thực hiện hút thai đó, chị cho biết do bản thân đã không cẩn thận trong quá trình chăm sóc sau hút thai, tâm lý nặng nề đã dẫn đến tình trạng không mong muốn này.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Sản Thu Cúc TCI, sản phụ sau khi hút thai lưu cần chú ý vấn đề chăm sóc sức khỏe, nhanh chóng ổn định tâm trạng. Các mẹ cần ăn nhiều những thực phẩm chứa protein để tăng cường miễn dịch cho cơ thể và giúp tái tạo lại lượng máu đã mất khi bị băng huyết sau thực hiện hút thai. Ngoài ra, chị em cũng cần bổ sung nhiều nước và vitamin, đặc biệt là vitamin C và E, sắt, photpho thông qua việc ăn rau củ, hoa quả.

Để tăng cường hàm lượng axit folic cơ thể, chị em nên ăn những thực phẩm như rau diếp, măng tây, dưa hấu, bột mì, bột ngũ cốc, hạt điều,…

Đồng thời, phụ nữ cũng tránh những thực phẩm kích thích co bóp tử cung, đồ ăn nhanh, thực phẩm chua,… để quá trình phục hồi tử cung được diễn ra ổn định.

Sau khi hút thai lưu, sản phụ cũng không nên ăn các thực phẩm cay nóng và những thực phẩm có tính hàn, tránh kích thích tụ máu ở bộ phận sinh dục, rất không tốt cho việc phục hồi tử cung.

2. Mang thai thành công sau hút thai lưu và cái kết nhận “trái ngọt”

Tổn thương tâm lý sau lần mang thai đầu tiên, chị Phương Anh vẫn tiếp tục kiên cường và vững vàng ở lần mang thai sau đó. Với kinh nghiệm của bản thân, lần mang thai này, chị Phương Anh đã quyết định phải lựa chọn cho mình một cơ sở y tế để phục vụ quá trình quản lý thai kỳ, lên kế hoạch chăm sóc thai cẩn thận. Vậy là, mẹ bầu 9x đã quyết định lựa chọn Thu Cúc TCI là nơi trao gửi niềm tin.

Thời gian tốt nhất để mang thai sau lưu thai là sau 3 đến 6 tháng. Sau khi mang thai, chị Phương Anh đã sử dụng dịch vụ Thai sản trọn gói TCI với những tiện ích trước sinh, trong quá trình đi sinh và sau sinh.

Trước sinh, chị đã được thăm khám theo lộ trình khoa học, giúp sàng lọc những bất thường, quản lý và chăm sóc thai kỳ hiệu quả. Cùng với sự giúp đỡ, tư vấn của các bác sĩ Sản khoa có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn giỏi, chị Phương Anh đã có một thai kỳ khá ổn định, chỉ gặp duy nhất tình trạng thai to.

Sau 40 tuần 03 ngày, chị được tiến hành mổ lấy thai. Đầu tiên, mẹ bầu được kiểm tra tình trạng sức khỏe trước sinh. Sau đó, tiến vào phòng sinh vô khuẩn 1 chiều, chị Phương Anh được thực hiện tiêm truyền dịch, kháng sinh, gây tê tủy sống, lắp thông tiểu và gắn các điện cực kết nối với máy theo dõi các chỉ số sinh tồn.

Đội ngũ bác sĩ thực hiện ca sinh của chị Phương Anh gồm có bác sĩ Nguyễn Văn Hà – Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hân và bác sĩ Nguyễn Công Tuấn. Các bác sĩ đều là những người có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt từng phụ trách nhiều ca sinh khó, ca sinh nguy hiểm. Bác sĩ Nguyễn Văn Hà phụ trách chính ca đẻ mổ, là vị bác sĩ được rất nhiều sản phụ đánh giá cao, nhiều mẹ bầu lựa chọn.

Ca sinh diễn ra trong khoảng 40 phút. Trong quá trình sinh nở, do đã được gây tê tủy sống nên chị Phương Anh hoàn toàn tỉnh táo. Bác sĩ Hà đã nhanh chóng rạch một đường ở bụng dưới, vị trí thành tử cung để đưa em bé ra ngoài.

Thai nhi được bác sĩ Nguyễn Văn Hà đưa ra ngoài, kẹp, cắt dây rốn

Thai nhi được bác sĩ Nguyễn Văn Hà đưa ra ngoài, kẹp, cắt dây rốn

Em bé của mẹ Phương Anh là một bé gái có cân nặng 3,7kg. Sau khi bé chào đời, bác sĩ Hà tiến hành kẹp, cắt dây rốn cho bé và chuyển bé ra khu kiểm tra sức khỏe sau sinh. Bác sĩ Nhi khoa bắt đầu kiểm tra các phản xạ, từng cơ quan, bộ phận sinh dục của bé. Tiếp đó, bác sĩ tiến hành vệ sinh lại cơ thể cho bé và nghe tim, phổi. Em bé của mẹ Phương Anh sức khỏe ổn định, không gặp bất thường gì về hình thái bên ngoài.

Bé con khỏe mạnh, có cân nặng 3,7kg

Bé con khỏe mạnh, có cân nặng 3,7kg

Em bé rất ngoan và xinh xắn. Sau khi được kiểm tra xong, bé được đưa về áp da cùng mẹ Phương Anh. Lúc này, các bác sĩ cũng đang tiến hành bóc tách bánh nhau, vệ sinh tử cung và khâu thẩm mỹ vết mổ cho mẹ. Áp da cùng mẹ xong, bé tiếp tục được các cô điều dưỡng bế tới phòng áp da cùng bố. Nhìn vẻ mặt hạnh phúc của ông bố trẻ, có thể thấy được gia đình nhỏ này đã mong đợi sự xuất hiện của em bé đến thế nào.

3. Những quyền lợi đặc biệt dành cho các mẹ và em bé khi sinh tại Thu Cúc TCI

Không chỉ được hưởng những dịch vụ tốt, quyền lợi hấp dẫn trước và trong khi sinh nở, mẹ bầu sử dụng dịch vụ Thai sản trọn gói TCI còn được hưởng những tiện ích sau sinh, đem lại trải nghiệm trọn vẹn.

Như với chị Phương Anh, chị cảm thấy rất hài lòng khi được chăm sóc, hỗ trợ rất tốt trong quá trình lưu viện. Điều dưỡng có mặt ngay khi sản phụ bấm chuông gọi, hỗ trợ mẹ chăm bé, cho con ăn, cho bé đi tắm và vệ sinh cho bé. Ngoài ra, các mẹ cũng được vệ sinh vết mổ, thăm khám hàng ngày để đảm bảo thể trạng phục hồi tốt, không có vấn đề gì bất thường.

Hàng ngày, các mẹ được phục vụ 3 bữa cơm dinh dưỡng được tính toán đầy đủ calories cần thiết cho quá trình ổn định thể lực sau sinh. Các bé được tiêm vắc xin viêm gan B, tiêm vitamin K để nâng cao miễn dịch, đề kháng tự nhiên. Sau 3 tuần, mẹ và bé được khám tổng quát để kiểm tra quá trình phục hồi cũng như nhận những chỉ định cần thiết từ bác sĩ Sản khoa.

Hy vọng với hành trình đi sinh của mẹ Đặng Phương Anh, các mẹ bầu đã có cho mình thêm kinh nghiệm sinh nở, quản lý sức khỏe thai kỳ. Đặc biệt, với những mẹ bầu từng gặp biến chứng thai lưu, hãy chủ động, có kế hoạch theo dõi, chăm sóc thai kỳ cẩn thận tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital