Không phải bệnh ung thư nào cũng cần tầm soát

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Tầm soát ung thư là cách tốt để phòng và phát hiện sớm ung thư, tuy nhiên, không phải bệnh ung thư nào cũng nhất định phải tầm soát. Vì sao lại như vậy?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, hiện nay nhu cầu tầm soát, phát hiện sớm ung thư rất cao bởi tỷ lệ mắc bệnh ung thư ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của tầm soát ung thư.

Bác sĩ Nguyễn Văn Khai cho biết: “Có rất nhiều người muốn tầm soát ung thư tất cả các bộ phận của cơ thể bao gồm não, xương, da, miệng, vv… Tuy nhiên, họ không hiểu rằng, không phải bệnh ung thư nào cũng nhất thiết cần tầm soát, bởi có những bệnh ung thư hiếm gặp, hoặc các phương pháp tầm soát không mang lại kết quả chính xác tuyệt đối, hoặc quá tốn kém”. Vì vậy, trước khi tầm soát, bác sĩ thường hỏi bệnh sử cá nhân và gia đình, độ tuổi, công việc, môi trường làm việc, các triệu chứng đặc biệt mà bệnh nhân gặp, vv… từ đó tư vấn cho người bệnh có cần phải tầm soát bệnh đó hay không.

Những bệnh ung thư nhất định phải tầm soát

Theo các bác sĩ, hiện nay có phương pháp tầm soát chuẩn cho một số bệnh ung thư thường gặp như ung thư đại trực tràng, cổ tử cung, vú, phổi, vv.., và đem lại hiệu quả chính xác rất cao. Dưới đây là những bệnh ung thư nhất định phải tầm soát:
1. Ung thư cổ tử cung: Chỉ với xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV đơn giản, nhanh chóng có thể giúp phát hiện ung thư cổ tử cung từ giai đoạn rất sớm, thậm chí khi tế bào mới bắt đầu thay đổi và giúp điều trị thành công 100%. Vì vậy, phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

tầm soát ung thư cổ tử cung

Tầm soát ung thư cổ tử cung có thế phát hiện ra bệnh từ giai đoạn rất sớm.

2. Ung thư đại trực tràng: Ung thư đại trực tràng cũng là bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu nhưng dễ dàng phát hiện sớm nhất thông qua các xét nghiệm tầm soát như nội soi đại tràng, soi đại tràng sigma, xét nghiệm tìm máu trong phân, tùy vào các yếu tố nguy cơ mà bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể.
3. Ung thư vú: Tầm soát ung thư vú có thể bao gồm các xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm khối u CA 153, chụp X-quang tuyến vú, chụp Mamography tuyến vú. Tùy theo độ tuổi, hoặc các yếu tố nguy cơ mà bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể.
4. Ung thư phổi: Tầm soát ung thư phổi có thể bao gồm xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm khối u, chụp X-quang ngực, chụp CT. Tùy vào độ tuổi, có hút thuốc lá hay không, vv… mà bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể.
5. Ung thư tuyến tiền liệt: Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt thường bao gồm xét nghiệm máu PSA.
6. Ung thư buồng trứng: Tầm soát ung thư buồng trứng thường bao gồm xét nghiệm máu CA 125 hoặc các xét nghiệm khác.
7. Ung thư tuyến giáp: Bao gồm xét nghiệm TSH và siêu âm tuyến giáp. Tầm soát ung thư tuyến giáp được khuyến khích ở cả những người trẻ và lớn tuổi, đặc biệt phụ nữ.
8. Ung thư vòm họng: Bao gồm nội soi vòm họng, khám tai mũi họng và các xét nghiệm máu khác.

Các bệnh ung thư khuyến khích tầm soát ở người có nguy cơ cao

1. Ung thư bàng quang: Khá hiếm, hơn nữa các phương pháp sàng lọc có thể không cho kết quả chính xác tuyệt đối, vì vậy chỉ những người có nguy cơ cao (hút thuốc, tiền sử gia đình có người mắc ung thư bàng quang, tiếp xúc với hóa chất tại nơi làm việc) nên tầm soát.
2. Ung thư miệng: khá hiếm, do vậy chỉ những người có nguy cơ cao (hút thuốc lá, uống rượu quá nhiều, nhiễm HPV, và hệ miễn dịch suy yếu) mới cần tầm soát.
3. Ung thư da: không phổ biến ở Việt Nam, hơn nữa tính hiệu quả của sàng lọc ung thư da không cao. Vì vậy, chúng ta cần chú ý các dấu hiệu như: sự thay đổi về màu sắc, kích thước, hình dạng ở nốt ruồi và đi khám nếu có bất thường.
4. Bệnh ung thư tuyến tụy: Các xét nghiệm tầm soát có thể không phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm, do vậy những người có nguy cơ cao (tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến tụy, tiểu đường loại 2, béo phì, vv…) nên tầm soát.
5. Ung thư tinh hoàn: Những người có nguy cơ cao như gia đình có tiền sử mắc bệnh, bị tinh hoàn ẩn, hoặc nhiễm HIV mới nên tầm soát.
6. Ung thư xương: là bệnh hiếm, vì vậy chỉ những người có nguy cơ cao như mắc các bệnh về xương đặc biệt hoặc một số điều kiện di truyền như hội chứng Li Fraumeni mới cần tầm soát.
7. Ung thư não: Tầm soát ung thư não thường bao gồm chụp CT hoặc MRI, rất tốn kém. Hơn nữa ung thư não khá hiếm vì vậy chỉ những người có nguy cơ cao như gia đình có tiền sử mắc bệnh, bác sĩ chỉ định mới nên làm.

Với quy trình thăm khám và chữa bệnh khép kín, Bệnh viện Thu Cúc cung cấp nhiều gói tầm soát ung thư phù hợp với từng đối tượng Nam, Nữ cũng như nhu cầu của mỗi người. Người bệnh được tư vấn và thăm khám với các bác sĩ đầu ngành chuyên khoa ung bướu. Khi có nghi ngờ ung thư hoặc chẩn đoán ung thư, người bệnh được tư vấn điều trị trực tiếp với các bác sĩ Singapore ngay tại đây mà không cần ra nước ngoài.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital