Khi nào nên bọc răng sứ để đạt hiệu quả tốt?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Bọc răng sứ không chỉ giúp mọi người sở hữu hàm răng đều, đẹp mà còn bảo tồn răng một cách tối ưu, bảo vệ sức khỏe răng miệng. Vậy khi nào nên bọc răng sứ để đạt hiệu quả phục hình nha khoa tốt? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!

1. Răng bọc sứ thẩm mỹ là gì?

Răng bọc sứ là một phương pháp phục hình thẩm mỹ nha khoa hiện đại được ưa chuộng hiện nay. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão sứ chất lượng cao lên bề mặt răng thật đã được mài với một kích thước rất nhỏ. Phương pháp giúp bảo vệ ngà răng, bảo tồn tủy răng nhưng vẫn có thể phục hình thẩm mỹ cho răng một cách hoàn hảo.

Bọc sứ toàn bộ thân răng giúp đáp ứng tốt khả năng ăn nhai cũng như hạn chế tác động xấu tới sức khỏe răng miệng. Răng thật được mài rất mỏng, gần như không tác động nhiều để bảo vệ độ chắc chắn của răng. Khi bọc răng sứ, mọi người có thể sở hữu hàm răng hoàn hảo nhờ khắc phục được một số khiếm khuyết của răng miệng.

Bọc răng sứ là kỹ thuật gắn mão sứ chất lượng cao lên bề mặt răng thật đã được mài với một kích thước rất nhỏ

Bọc răng sứ là kỹ thuật gắn mão sứ chất lượng cao lên bề mặt răng thật đã được mài với một kích thước rất nhỏ

Nếu được chăm sóc đúng cách, răng sứ có thể bền lên tới hơn 20 năm hoặc thậm chí là vĩnh viễn. Đồng thời, chi phí thực hiện bọc răng sứ ở các cơ sở nha khoa hiện nay cũng tất tối ưu, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều người.

Vì những ưu điểm vượt trội trong việc khắc phục những khiếm khuyết của hàm răng một cách hoàn hảo mà bọc răng sứ đang rất được ưa chuộng hiện nay.

2. Khi nào nên bọc răng sứ?

Bọc răng sứ là giải pháp hiệu quả trong việc khắc phục những khiếm khuyết của hàm răng mà mọi người thường mắc phải như:

– Răng bị sứt mẻ, gãy vỡ nhẹ do nhiều nguyên nhân như chấn thương, cắn đồ quá cứng…

– Răng bị hô, móm, khấp khểnh lệch lạc nhẹ.

– Răng thưa, hở kẽ gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là các răng cửa trên cung hàm.

– Răng xỉn màu, ố vàng do nhiễm màu kháng sinh, không thể tẩy trắng bằng các biện pháp thông thường.

– Răng bị mất được trồng phục hồi bằng các phương pháp như trồng implant, bắc cầu răng sứ…

– Răng điều trị tủy cần bọc để phục hình cũng như đảm bảo khả năng ăn nhai.

Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xác định tình trạng răng miệng của mỗi người để tư vấn phương pháp phục hình phù hợp, đảm bảo an toàn. Đối với những trường hợp mắc bệnh lý răng miệng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị dứt điểm bệnh lý trước khi tiến hành bọc răng sứ. Điều này giúp đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong quá trình phục hình cho bệnh nhân.

Khi nào nên bọc răng sứ? - Khi răng miệng gặp phải một số khiếm khuyết như thưa, hở kẽ, lệch lạc khấp khểnh nhẹ...

Khi nào nên bọc răng sứ? – Khi răng miệng gặp phải một số khiếm khuyết như thưa, hở kẽ, lệch lạc khấp khểnh nhẹ…

3. Khi nào không nên bọc răng sứ?

Không phải trường hợp nào cũng có thể bọc răng sứ vì không đạt hiệu quả lý tưởng hoặc có thể ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Một số trường hợp sau các bác sĩ thường không khuyến khích sử dụng dịch vụ bọc răng sứ như:

– Hàm bị sai lệch khớp cắn nghiêm trọng: Bởi phương pháp này không khắc phục được tình trạng khớp cắn bị lệch lạc mà phải áp dụng các biện pháp phức tạp hơn như niềng răng chỉnh nha hoặc phẫu thuật điều chỉnh xương hàm.

– Răng bị hô móm do cấu trúc xương hàm không nên bọc sứ bởi phương pháp này không mang hiệu quả cao. Niềng răng hoặc phẫu thuật xương hàm mới khắc phục được tình trạng này.

– Răng bị lệch lạc, khấp khểnh nghiêm trọng vừa khó tiến hành bọc răng sứ, vừa không mang lại hiệu quả phục hình thẩm mỹ vượt trội cho hàm răng.

– Chân răng yếu, gãy vỡ nặng không đủ lực để ăn nhai và có thể dễ dàng bị tổn thương, gãy rụng bất cứ lúc nào sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng.

– Răng quá nhạy cảm có thể sẽ cảm thấy khó chịu trong quá trình bọc răng sứ hoặc có thể bị phản ứng gây nên một số hiện tượng bất thường đối với sức khỏe răng miệng.

– Người mắc các bệnh lý về tim mạch, máu khó đông… cũng không nên bọc răng sứ bởi thuốc tê trong quá trình thực hiện có thể gây ra các phản ứng ngược, tác dụng phụ hoặc biến chứng nguy hiểm.

4. Độ tuổi phù hợp để bọc răng sứ

Độ tuổi thích hợp nhất để bọc răng sứ là sau khi mọi người đã mọc đủ và ổn định các răng vĩnh viễn. Việc thăm khám trước răng miệng có vai trò vô cùng quan trọng để bác sĩ có thể đánh giá tình trạng răng miệng của mỗi người. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh.

Phương pháp bọc răng sứ cần phải mài răng, có thể gây ra hiện tượng ê buốt nhẹ. Do vậy, việc lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín là vô cùng cần thiết. Các bác sĩ sẽ sử dụng trong thiết bị hiện đại, tiến hành mài mỏng bề mặt mà không làm tổn thương kết cấu của răng. Sau khi bọc sứ, mọi người có thể sở hữu hàm răng đều, thẩm mỹ, nụ cười tự tin rạng ngời.

Bọc răng sứ nên được thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín để còn đảm bảo an toàn, hiệu quả phục hình thẩm mỹ cho răng

Bọc răng sứ nên được thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín để còn đảm bảo an toàn, hiệu quả phục hình thẩm mỹ cho răng

Tuy nhiên để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của răng sứ, mọi người cần xây dựng chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng khoa học. Đồng thời, thường xuyên thăm khám và lấy cao răng định kỳ cũng sẽ giúp bạn có thể chủ động phòng ngừa và điều trị các bệnh lý răng miệng sớm, ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh việc khi nào nên bọc răng sứ. Để có thể biết thêm chi tiết, bạn nên liên hệ trực tiếp tới các cơ sở nha khoa uy tín để được các bác sĩ có chuyên môn tư vấn cụ thể hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital