Khi nào cần khám chuyên khoa nội tiết, khám những gì?

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Tuyến nội tiết có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể con người. Sự rối loạn của các tuyến nội tiết đều có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Thăm khám và điều trị tại các chuyên khoa nội tiết sẽ giúp bạn kiểm soát được hệ nội tiết của mình. Vậy khi nào cần khám chuyên khoa nội tiết và tại đây bạn sẽ được khám những gì?

1. Khi nào cần khám nội tiết?

1.1 Được chẩn đoán hoặc đang điều trị các bệnh lý nội tiết

Các bệnh nội tiết bao gồm:

Bệnh đái tháo đường

– Tiểu đường type 1

– Tiểu đường type 2

– Tiểu đường thai kỳ

– Hạ đường huyết

Khi mắc bệnh tuyến giáp, bạn cần đi khám thường xuyên tại các chuyên khoa nội tiết để kiểm tra tình trạng bệnh

Khi mắc bệnh tuyến giáp, bạn cần đi khám thường xuyên tại các chuyên khoa nội tiết để kiểm tra tình trạng bệnh

Bệnh lý tuyến giáp

– Bướu nhân, nang tuyến giáp

– Cường giáp và bệnh Basedow

– Suy giáp

– Viêm tuyến giáp

Bệnh lý tuyến thượng thận

– Suy tuyến thượng thận

– Hội chứng Conn

– Hội chứng Cushing

– U tủy thượng thận

Bệnh lý tuyến yên

– Suy tuyến yên

– Đái tháo nhạt

– Rối loạn mỡ máu

Khi đang mắc các bệnh lý này, bạn cần đi khám thường xuyên tại các chuyên khoa nội tiết để được theo dõi các chỉ số, đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị. Từ đó quyết định duy trì hoặc điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp. 

Khi nào cần khám chuyên khoa nội tiết

Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ rối loạn loạn nội tiết, bạn nên tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và phát hiện bệnh sớm

1.2 Khi nghi ngờ mắc các bệnh lý nội tiết

Tuỳ thuộc vào rối loạn ở từng tuyến nội tiết trong cơ thể mà bạn có thể gặp phải những những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu chung thường gặp cảnh báo hệ nội tiết đang mất cân bằng. Đó là: 

– Tăng, sụt cân bất thường.

– Khát nước, uống nhiều nước.

– Đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.

– Vết thương lâu lành.

– Suy giảm trí nhớ.

– Run tay, mất ngủ.

– Hồi hộp đánh trống ngực.

– Rối loạn kinh nguyệt.

– Táo bón.

Khi thấy những triệu chứng này, bạn nên nghĩ đến các bệnh lý nội tiết và đi khám ngay. 

Trên thực tế, rất nhiều người bệnh chủ quan trước những dấu hiệu sớm của bệnh, dẫn đến thăm khám và phát hiện muộn, gây khó khăn cho quá trình điều trị. 

Quá trình điều trị các bệnh nội tiết rất phức tạp. Do đó, bạn nên đi khám tại các chuyên khoa nội tiết để được các bác sĩ chuyên khoa giàu chuyên môn và kinh nghiệm trực tiếp điều trị. Điều này giúp việc điều trị hiệu quả và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn từ việc tự ý sử dụng các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác. 

1.3 Khám nội tiết ngay cả khi không có biểu hiện bất thường

Dù chưa phát hiện bệnh lý hay chưa có các dấu hiệu nghi ngờ, bạn cũng nên đi khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe, loại trừ các bệnh lý, trong đó có các rối loạn hệ nội tiết. 

Thời gian khám định kỳ với những trường hợp này thường là 3-6 tháng. 

2. Khám gì tại chuyên khoa nội tiết?

Cũng giống như thăm khám các chuyên khoa khác, khám nội tiết cùng gồm các bước sau:

2.1 Khám lâm sàng

Quá trình khám lâm sàng sẽ giúp các bác sĩ nắm được các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, các yếu tố nguy cơ của bệnh (tiền sử bệnh, chế độ sinh hoạt, dùng thuốc,…). Từ đó bác sĩ có những nhận định ban đầu về khả năng mắc bệnh và đưa ra những chỉ định tiếp theo cho bệnh nhân. 

Xét nghiệm máu là một trong những cơ sở quan trọng giúp chẩn đoán các bệnh nội tiết

Xét nghiệm máu là một trong những cơ sở quan trọng giúp chẩn đoán các bệnh nội tiết

2.2 Khám cận lâm sàng

Các bước khám cận lâm sàng bao gồm xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh. Kỹ thuật này sẽ cung cấp cho các bác sĩ thêm căn cứ để đưa ra những kết luận cuối cùng.

Xét nghiệm máu 

Xét nghiệm máu là một trong những cơ sở quan trọng để kiểm tra bệnh nội tiết. 

Tùy theo các bệnh lý nghi ngờ mà các bác sĩ có thể chỉ định một hoặc một số xét nghiệm sau:

– Bệnh tiểu đường: xét nghiệm glucose máu lúc đói, glucose máu sau ăn, glucose máu ngẫu nhiên, định lượng HbA1C…

Bệnh tuyến giáp: xét nghiệm TSH, T4 toàn phần, FT3, TSI…

– Bệnh suy tuyến thượng thận: xét nghiệm định lượng cortisol, aldosterol, ACTH… 

– Bệnh tuyến yên: xét nghiệm định lượng hormon GH và Prolactin, ACTH, TSH, FSH, LH, Lipoprotein…

– Rối loạn nội tiết tố: xét nghiệm nồng độ Testosterone, FSH, LH, Estradiol, Prolactin, AMH, Progesteron,…

Các chẩn đoán hình ảnh 

Đối với một số bệnh lý, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể được sử dụng như:

– Siêu âm tuyến giáp khi nghi ngờ bướu giáp, cường giáp, suy giáp,…

Chụp MRI khi nghi ngờ u tuyến giáp, u tuyến thượng thận,…

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định kiểm tra mắt, chụp X-quang tim phổi, MRI sọ não, MRI hốc mắt,…để kiểm tra các biến chứng do bệnh gây ra. 

Dựa vào quá trình thăm khám, bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác bạn có mắc bệnh nội tiết không, đó là bệnh gì, bệnh đang ở giai đoạn nào. Từ đó, xác định phương pháp và tư vấn điều trị. 

Đa phần các bệnh nội tiết vẫn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hiệu quả. 

Để việc khám nội tiết đem lại hiệu quả, an toàn, nhanh chóng và chính xác, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn cho mình cơ sở uy tín, có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên giỏi, giàu kinh nghiệm cũng hệ thống trang thiết bị đồng bộ, hiện đại. 

Hi vọng qua bài viết bạn đã biết khi nào cần khám chuyên khoa nội tiết cũng như quy trình thăm khám. Hãy nhớ rằng, không chỉ khi mắc các bệnh lý nội tiết bạn mới cần đi khám mà ngay cả khi chưa có dấu hiệu gì bất thường, bạn cũng nên chủ động thăm khám để được chăm sóc cho hệ nội tiết của mình luôn khỏe mạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital