Khám và điều trị ngộ độc cấp trẻ em

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Ngộc độc cấp là một cấp cứu thường gặp ở trẻ em. Nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ. Khám và điều trị ngộ độc cấp trẻ em sớm và đúng cách giúp giảm thiểu các nguy cơ xấu cho sức khỏe.

Ngộ độc cấp là gì?

Ngộ độc cấp là tình trạng rối loạn chức năng cấp tính do cơ thể nhiễm phải các chất độc hại, chất gây dị ứng qua đường tiêu hóa (chiếm khoảng 70%), hô hấp hoặc qua da. Ngộ độc cấp là bệnh thường gặp ở trẻ em do chức năng cơ thể chưa hoàn thiện, do trẻ chưa ý thực được hành vi và thói quen ăn uống.
Trẻ trong độ tuổi từ sơ sinh -15 tuổi dễ bị ngộ độc cấp.

Trẻ trong độ tuổi từ sơ sinh -15 tuổi dễ bị ngộ độc cấp.

Nguyên nhân gây ngộ độc cấp ở trẻ em

Các nguyên nhân gây ngộ độc cấp ở trẻ em gồm:

  • Thức ăn tái sống, ôi thiu, ẩm mốc, thực phẩm dễ gây dị ứng…
  • Thuốc: Thuốc nhỏ mũi, hạ sống, kháng histamin, á phiện…
  • Hóa chất: Hóa chất diệt chuột, dầu hỏa, xăng, chất tẩy rửa, acid, phospho hữu cơ, hóa chất bảo vệ thực vật…
  • Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ: Người mẹ sử dụng thuốc để chữa bệnh, ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn đồ tái sống, thực phẩm dễ gây dị ứng… làm ảnh hưởng đến sữa, trẻ bú vào dễ bị ngộ độc.

Triệu chứng ngộ độc cấp ở trẻ em

Khi trẻ bị ngộ độc cấp thường có các triệu chứng như:

  • Tiêu chảy
  • Đau bụng
  • Sốt
  • Nôn và buồn nôn
  • Đỏ da
  • Co giật
  • Xuất huyết
  • Hôn mê
  • Đồng tử co giãn bất thường
  • Rối loạn nhịp tim
  • Hội chứng ngoại tháp…
Trẻ bị ngộ độc cấp thường có biểu hiện đau bụng dữ dội.

Ngộ độc cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Ngộ độc cấp ở trẻ em có khả năng tử vong từ 20 – 70%. Với một số tác nhân gây ngộ độc, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm suy giảm nghiêm trọng chức năng các cơ quan trong cơ thể như gan, thận, tim mạch…; trẻ có thể bị tàn tật và tử vong.
Vì vậy, nếu trẻ bị ngộ độc cấp, không nên tự xử lý tại nhà mà cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Khám và điều trị ngộ độc cấp trẻ em

-Khám lâm sàng: Trẻ được thăm khám lâm sàng để nhận biết các tác nhân gây ngộ độc, kiểm tra mức độ ngộ độc và tìm biến chứng.
-Khám cận lâm sàng: Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, X quang tim phổi…
-Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ độc chất khỏi cơ thể trẻ bằng các phương pháp khác nhau như: Gây nôn, rửa dạ dày, dùng thuốc nhuận tràng, gây bài niệu nhiều… Tiếp đó, trẻ sẽ được điều trị giải độc đặc hiệu và không đặc hiệu để các chất độc trở nên không độc:

  • Phương pháp không đặc hiệu:

+Hấp thụ bằng than hoạt
+Cho uống sữa tươi (đối với một số độc chất)
+Trung hòa hóa học

  • Phương pháp giải độc đặc hiệu

-Sau quy trình giải độc, trẻ được điều trị rối loạn chức năng bao gồm điều trị các triệu chứng như hạ sốt, chống suy hô hấp, chống choáng và trụy mạch…

Khám và điều trị ngộ độc cấp tại Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa nhi có trình độ cao, giàu kinh nghiệm và yêu trẻ

Khám và điều trị ngộ độc cấp trẻ em tại Bệnh viện Thu Cúc

-Được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa nhi có trình độ cao, giàu kinh nghiệm và yêu trẻ
-Khám và điều trị được hỗ trợ bởi hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiên tiến
-Được thanh toán BHYT và bảo hiểm phi nhân thọ theo đúng quy định để tiết kiệm chi phí
-Người bệnh được đặt lịch khám online hoặc qua tổng đài 1900 55 88 92 để không mất nhiều thời gian chờ đợi

Phòng ngộ độc cấp ở trẻ em như thế nào?

-Tâm lý trị liệu đối với những trẻ bị ngộ độc cấp do tự tử
-Để xa tầm tay trẻ em các loại thuốc, hóa chất độc hại
-Kiểm tra nguồn thức ăn trước khi cho trẻ sử dụng
-Sử dụng thuốc nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, phụ nữ đang cho con bú.
-Chú ý tới trẻ, nếu phát hiện dấu hiệu bị ngộ độc cần đi khám ngay để giảm thiểu nguy cơ.

Ý kiến người bệnh

“Con gái tôi 2 tuổi, từng bị ngộ độc cấp do ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cháu bị đau bụng, tiêu chảy, nôn ói nhiều, người mệt lả, mềm như sợi bún. Vợ chồng tôi rất lo lắng và đưa cháu đi khám ở Bệnh viện Thu Cúc. Tại đây, cháu được chẩn đoán bị ngộ độc cấp do thức ăn. Các bác sĩ của Bệnh viện Thu Cúc đã tận tình điều trị cho cháu, sau 1 ngày các triệu chứng đã được đẩy lùi. Tôi rất ấn tượng với tập thể y bác sĩ của Thu Cúc và thái độ phục vụ của nhân viên nơi đây…” – Chị Hoài Thu – Cầu Giầy, Hà Nội

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital