Khám thai tuần 32 khám những gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Khám thai 32 tuần là một trong những mốc khám quan trọng trong thai kỳ. Những phát hiện bất thường ở mốc khám này dù khó can thiệp nhưng giúp thai phụ và người nhà ứng phó bằng cách lựa chọn nơi sinh, phương pháp sinh phù hợp, chuẩn bị về chăm sóc, khám chữa cho trẻ ngay sau khi sinh. Vậy, khám thai tuần 32 khám những gì?

1. Thai nhi ở tuần 32 phát triển như thế nào?

Để giải đáp cho thắc mắc cần khám những gì ở tuần 32, các mẹ bầu cần nắm rõ tình trạng phát triển của thai nhi, từ đó mới có thể biết rõ bản thân cần theo sát, kiểm soát những vấn đề nào trong thai kỳ.

Theo đó, từ tuần 32, thai nhi gần như đã phát triển một cách hoàn thiện. Chỉ số vòng đầu, cân nặng và chiều dài cơ thể liên tục tăng. Đặc biệt, tay chân cũng phát triển để tương xứng với kích thước vòng đầu.

Từ đây, các cơ quan sinh dục của bé cũng có sự thay đổi. Nếu là bé trai thì dương vật của bé sẽ di chuyển dần xuống bìu. Tương tự, nếu là bé gái, âm hộ của bé cũng dần rõ hơn.

Giai đoạn này, các phản xạ ở mắt của thai nhi cũng tiến bộ vượt bậc. Em bé đã có thể dễ dàng nhắm mắt mở mắt, nheo mắt, luyện tập điều tiết mắt. Đặc biệt, khi có ánh sáng chiếu vào bụng mẹ, bé cũng sẽ thấy chói và tự giác tránh đi hoặc nhắm mắt lại.

Lớp màng bảo vệ da em bé vẫn tiếp tục thực hiện vai trò của nó. Tuy nhiên, lớp lông tơ bọc quanh da đã bắt đầu biến mất.

Tuần 32, thai nhi bắt đầu phát triển hơn và cần được theo dõi sát sao hơn

Tuần 32, thai nhi bắt đầu phát triển hơn và cần được theo dõi sát sao hơn

Cortizol sẽ được sản sinh nhiều hơn trong tuần này bởi những tuyến đặc biệt ở ngay trên chóp thận của em bé. Những tuyến thượng thận này tự động hiểu rằng chúng cần phối hợp với phổi để sản sinh ra những chất đặc biệt. Ngoài phổi ra, thì tất cả các bộ phận trong cơ thể của em bé đã có thể hoạt động độc lập nếu em bé ra đời thời gian này.

Do sự phát triển của thai nhi mà cơ thể người mẹ cũng có nhiều thay đổi. Các mẹ cần chú ý để có thể trao đổi, cung cấp những thông tin cần thiết cho các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ, tư vấn tốt nhất.

2. Cơ thể thai phụ thay đổi như thế nào ở tuần 32?

Cùng với sự phát triển của thai nhi, cơ thể người mẹ cũng dần thay đổi để thích nghi tốt hơn với tình trạng hiện tại cũng như sẵn sàng cho giai đoạn thai kỳ tiếp theo:

– Do từ tuần thai thứ 32, em bé đã phát triển và lớn hơn rất nhiều, không gian trong cơ thể mẹ trở nên chật chội hơn, một số cơ quan của mẹ bị chèn ép khiến mẹ thường xuyên thấy khó thở. Phổi và cơ hoành của thai phụ đang chịu nhiều áp lực, thai nhi vẫn chưa xuống khung xương chậu.

– Cũng bởi những áp lực từ thai nhi, mẹ bầu dễ bị ợ nóng, bị khó tiêu và trào ngược axit dạ dày nhiều hơn.

Mẹ bầu cũng sẽ gặp một số triệu chứng bất thường và cần theo dõi để thông báo lại với bác sĩ khi thực hiện khám thai tuần 32

Mẹ bầu cũng sẽ gặp một số triệu chứng bất thường và cần theo dõi để thông báo lại với bác sĩ khi thực hiện khám thai tuần 32

– Chân của cũng có thể bị giãn tĩnh mạch do áp lực khiến mạch máu khó lưu thông trong thời gian này.

– Do lúc này, thai nhi trong bụng cũng đã phát triển khá lớn nên thân nhiệt của mẹ cũng thay đổi. Mẹ bầu có thể cảm thấy nóng hơn, thường xuyên đổ mồ hôi và cũng cảm thấy rất nặng nề, khó chịu.

3. Khám thai tuần 32 khám những gì?

Do là mốc khám quan trọng của thai kỳ nên khám thai tuần 32 được các thai phụ đặc biệt quan tâm. Với những trường hợp mang thai lần đầu, việc khám thai tuần 32 lại càng khiến chị em hồi hộp, lo lắng.

Khám thai tuần 32 khám những gì? Khi đi khám thai tuần 32, thai phụ sẽ được khám thai lâm sàng để kiểm tra các chỉ số như cân nặng, huyết áp, tim, phổi; thăm khám cận lâm sàng gồm siêu âm màu 4D để kiểm tra hình thái thai nhi; xét nghiệm nước tiểu với 10 thông số; xét nghiệm máu

Căn cứ trên kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng thai nhi, chỉ định thai phụ tiếp tục uống bổ sung sắt, canxi và các thuốc vi chất dinh dưỡng khác.

3.1. Khám thai tuần 32, mẹ bầu cần thực hiện khám những gì?

Một trong những bước khám được đánh giá là cho kết quả chẩn đoán tình trạng thai kỳ đúng nhất chính là bước xét nghiệm. Ở tuần 32, có những xét nghiệm sau đây mà các mẹ cần chú ý:

– Xét nghiệm máu:

Đường huyết, điện giải, men gan,… ở thai phụ qua từng giai đoạn được xác định thông qua bước xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu là loại xét nghiệm thường được tiến hành nhất ở hầu hết các mốc tuần thai, cho thấy rõ nhất tình trạng sức khỏe của thai phụ trong từng thời điểm.

– Xét nghiệm nước tiểu:

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, xét nghiệm nước tiểu được tiến hành cẩn thận. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ sớm phát hiện các bệnh lý liên quan đến thận, đường tiết niệu, bàng quang hay một vài bệnh lý nội khoa khác.

Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường trong nước tiểu cũng sẽ phản ánh rất rõ ràng. Bên cạnh đó, xét nghiệm này còn giúp phát hiện nguy cơ tiền sản giật, sản giật trong quá trình sinh nở của thai phụ, những nguy cơ tiềm ẩn đáng lo ngại.

Các xét nghiệm là những bước quan trọng, không thể bỏ qua để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của thai phụ và thai nhi

Các xét nghiệm là những bước quan trọng, không thể bỏ qua để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của thai phụ và thai nhi

– Xét nghiệm Non-stress test (NST):

Non-stress test (NST) là xét nghiệm kiểm tra, đo nhịp tim thai và từ đó so sánh nhịp tim thai phản ứng ra sao với cử động của thai trong 3 tháng cuối thai kỳ (kể từ tuần 28) đảm bảo thai phát triển tốt và được nhận đủ lượng oxy cần thiết.

Để tiến hành xét nghiệm này, một đầu dò tim thai và đầu dò cơn co tử cung sẽ được gắn trên bụng của sản phụ bởi hai dây đai co giãn. Chúng sẽ giúp kết nối với một máy đo tim thai, hiển thị qua biểu đồ kết quả theo dõi. Trong thời gian thực hiện đo Non-stress test, thai phụ cần tập trung theo dõi và cảm nhận từng cử động của thai nhi.

Sản phụ giữ một dụng cụ để bấm vào mỗi khi cảm nhận được thai cử động. Kết quả sẽ hiển thị. Nếu thai nhi không có cử động, rất có thể bé đang ngủ. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ đề nghị mẹ uống một ít nước hoặc đánh thức thai nhi bằng cách nhẹ nhàng xoa lên bụng mẹ.

Thời gian cho một lần xét nghiệm Non-stress test thường kéo dài từ 20 đến 40 phút. Kết quả trên biểu đồ sẽ hiện ra nhịp tim thai, cử động của thai nhi và trương lực cơ tử cung cũng như cơn co tử cung nếu có.

Xét nghiệm Non-stress test không yêu cầu nhịn đói. Thai phụ có thể đi vệ sinh và ăn no trước đó bởi thời gian thực hiện xét nghiệm này kéo dài khá lâu. Ngoài ra, bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra huyết áp để chắc chắn các chỉ số đều ổn định.

3.1. Tại sao phải khám thai tuần 32?

Trong lần khám thai này, thai phụ sẽ được siêu âm “chốt” trước sinh để phát hiện một số vấn đề về hình thái thai nhi xảy ra muộn, như: Bất thường ở tim, mạch, cấu trúc não… Mặc dù các dị tật được phát hiện ở thời điểm này không thể can thiệp song nó giúp sản phụ và người nhà ứng phó bằng cách lựa chọn nơi sinh, phương pháp sinh phù hợp, chuẩn bị về chăm sóc, khám chữa cho trẻ ngay sau khi sinh.

Cũng trong lần khám này, bác sĩ có thể nhận biết được tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung. Ngoài ra, bác sĩ còn chẩn đoán được ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung chậu người mẹ. Từ đó, tiên lượng được cuộc sinh sắp tới dễ hay khó, có nguy cơ gì không.

Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp về khám thai tuần 32 khám những gì, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI hoặc tới trực tiếp và đăng ký dịch vụ Thai sản trọn gói tại các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để đảm bảo có một thai kỳ ổn định, trọn vẹn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital