Khám bệnh giun sán

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Nhiễm giun sán là tình trạng phổ biến ở các nước có khí hậu nóng ẩm, tập quán ăn uống, vệ sinh kém. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có tới 60 triệu người Việt Nam mắc bệnh giun sán, trong số đó, có đến 70-90% trẻ em nhiễm bệnh. Ước tính hàng năm người dân Việt Nam tiêu tốn 1,5 triệu lít máu và 15 tấn lương thực để nuôi giun. Bên cạnh chú ý đến cách phòng ngừa, điều trị thì việc thường xuyên thăm khám bệnh giun sán là vô cùng quan trọng bản thân và gia đình có sức khỏe tốt nhất.

1. Nguyên nhân

Ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh giun sán trong cộng đồng.

Ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh giun sán trong cộng đồng.

Một số bệnh giun sán thường gặp ở nước ta đó là bệnh do amip, nhiễm giun (giun kim, giun đũa, giun móc…), nhiễm sán (sán sơ mít, sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ). Ai cũng có thể bị mắc bệnh giun sán, đặc biệt là trẻ em. Do ăn thức ăn không sạch, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh, qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất và qua cả nguồn không khí bị ô nhiễm… Tất cả có thể khiến bạn bị nhiễm giun sán. Trẻ em có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay sau khi đi đại tiện.

2. Điều trị giun sán

Khám bệnh giun sán

Điều trị định kỳ tối thiểu từ 6 – 12 tháng/ lần để không còn giun sán trong người.

Muốn điều trị bệnh giun sán có hiệu quả, cần lựa chọn thuốc tập trung có nồng độ cao; dùng thuốc tẩy sau thuốc điều trị, xử lý giun sán được tẩy ra và thực hiện các biện pháp vệ sinh sau khi tẩy giun sán; tẩy giun sán định kỳ theo yêu cầu.

Ngay sau khi tẩy giun, cần thiết phải áp dụng các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường sống để phòng chống sự tái nhiễm. Ở nước ta, môi trường ngoại cảnh thường bị ô nhiễm nặng nề với các mầm bệnh giun sán tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của giun sán. Sau đợt điều trị giun sán, nên có kế hoạch điều trị định kỳ tối thiểu từ 6 – 12 tháng/ lần.

3. Cách đề phòng

Khám bệnh giun sán

Rửa tay sạch trước khi ăn là cách phòng ngừa bệnh giun sán

Cách phòng bệnh giun sán được nhiều bác sĩ khuyến cáo đó là luôn luôn phải giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống. Rửa tay sạch trước khi ăn, lau dọn nhà cửa sạch sẽ. Thức ăn phải được nấu chín, nước uống phải được đun sôi. Nếu ăn trái cây hoặc rau sống thì phải rửa bằng các dung dịch rửa rau quả, khử trùng bằng máy ozon, thuốc tím hoặc ngâm muối và rửa lại nhiều lần dưới vòi đang chảy. Không nên ăn các loại gỏi thịt, gỏi cá hoặc tiết canh dễ bị nhiễm các loại sán.

Khám bệnh giun sán

Nên khám bệnh giun sán định kỳ tai các cơ sở y tế uy tín. (Ảnh minh họa)

Đáp ứng nhu cầu khám bệnh giun sán của đông đảo người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc làm việc tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật. Khoa Tiêu hóa bệnh viện Thu Cúc được trang bị hệ thống máy móc tiên tiến hiện đại cho kết quả khám bệnh giun sán chính xác nhất. Trực tiếp thăm khám, tư vấn cho người bệnh là các bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêu hóa. Dịch vụ y tế chất lượng cao trong môi trường Bệnh viện – Khách sạn. Bệnh viện Thu Cúc đã và đang trở thành địa chỉ khám chữa bệnh uy tín chất lượng được nhiều người bệnh tin tưởng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital