Tại Việt Nam hiện nay số lượng trẻ bị tự kỷ có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng. Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về căn bệnh này là rất quan trọng. Bởi vì bệnh càng phát hiện sớm và điều trị kịp thời rất hữu ích cho sự tiến bộ và khả năng hòa nhập xã hội của trẻ mắc phải chứng tự kỷ.
1. Tự kỷ là gì?

Tự kỷ hay còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một khuyết tật được hình thành bởi những sự khác biệt trong não bộ.
Tự kỷ hay còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một khuyết tật được hình thành bởi những sự khác biệt trong não bộ. Tự kỷ bao gồm nhiều dạng khác nhau và những dạng này được chuẩn đoán riêng biệt với nhau: Tự kỷ, rối loạn phát triển lan toả – không điển hình (PDD – NOS) và hội chứng Asperger. Những dạng tự kỷ khác nhau được xếp vào nhóm rối loạn phổ tự kỷ.Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, về hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.
2. Mức độ phổ biến của bệnh tự kỷ như thế nào?
Một đánh giá gần đây đã ước tính tỷ lệ mắc bệnh tự kỷ trung bình trên toàn thế giới là 62/10 000, nghĩa là cứ 160 trẻ em thì sẽ có 1 trường hợp bị tử kỷ. Tuy nhiên nhiều thống kê mới cho biết tỷ lệ này cao hơn nhiều.
Ngoài ra bệnh này còn biểu hiện phổ biến ở các bé trai với tỷ lệ bé trai mắc bệnh cao gấp ba lần so với bé gái.
3. Bệnh nhân tự kỷ có khuyết tật về trí tuệ?
Khả năng hoạt động trí tuệ của những người bị tử kỷ rất đa dạng, từ suy giảm nghiêm trọng đến những trường hợp có tư duy rất tốt, thậm chí nhiều trẻ em còn có khả năng vượt trội so với các trẻ em bình thường. Tuy nhiên sự thông minh kỳ lạ này thường chỉ biểu hiện ở một vài khía cạnh, còn xét về tổng thể trẻ vẫn bị rối loạn phát triển.
Người ta ước tính rằng có khoảng 50% người bị tự kỷ có khuyết tật về trí tuệ.
4. Làm thế nào để phát hiện sớm trẻ bị tự kỷ?

Trẻ bị tự kỷ thường tự thu mình, không quan tâm đến người khác, không thích chơi chung với trẻ cùng tuổi.
Những biểu hiện bất thường cảnh báo tự kỷ xuất hiện khá sớm từ khi trẻ mới 10 -12 tháng tuổi. Trẻ tự thu mình, không quan tâm đến người khác, không thích chơi chung với trẻ cùng tuổi. Không biết chơi các trò chơi bắt chước, những cố gắng để thu hút sự chú ý của trẻ đều vô ích.
Trẻ không biểu lộ cảm xúc khi được cưng chiều, ít khóc, rất ngoan, thậm chí quá ngoan. Cách chơi đồ chơi khác thường. Một số trẻ có những cử chỉ tay chân bất thường, dập khuôn như vê tay, xoắn vặn tay, không quan tâm đến ngoại cảnh nên trẻ tự kỷ gần như không biết sợ. Trẻ ít có giao tiếp bằng mắt hay các giao tiếp không lời như gật đầu, lắc đầu, chỉ tay. Nhiều trường hợp chậm hoặc hoàn toàn không có khả năng nói, có nói nhưng đảo lộn cấu trúc câu, hoặc ngôn ngữ dập khuôn trùng lặp ví dụ như người lớn hỏi gì, trẻ không trả lời được mà lặp lại chính câu hỏi.
5. Cha mẹ có thể làm gì để giúp đỡ trẻ tự kỷ?
Có rất nhiều điều cha mẹ có thể làm cho con mình để giúp trẻ vượt qua những khó khăn khi mắc chứng tự kỷ. Cha mẹ cần phát hiện sớm các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ và có hướng điều trị kịp thời, hỗ trợ về mặt tinh thần và sự chăm sóc cần thiết khi trẻ lớn lên.
Với cách điều trị đúng đắn, cùng với tình yêu thương và hỗ trợ từ cha mẹ, con trẻ có thể học hỏi, lớn lên và phát triển nhanh hơn.
6. Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ?

Bằng chứng khoa học cho thấy rằng các yếu tố khác nhau, bao gồm cả di truyền và môi trường đều liên quan đến sự phát triển của bệnh tự kỷ.
Bằng chứng khoa học cho thấy rằng các yếu tố khác nhau, bao gồm cả di truyền và môi trường, đóng góp cho sự phát triển của bệnh tự kỷ bằng cách tác động vào sự phát triển của não bộ ở giai đoạn đầu.
7. Có phải các loại vắc xin mà trẻ tiêm lúc còn nhỏ có thể gây tự kỷ?
Không có bằng chứng nào cho thấy vắc xin trẻ em có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ.
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh tư kỷ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 558896 hoặc 0904 97 0909 để được tư vấn cụ thể.