Hỏi đáp về bệnh vẩy nến có cách phòng ngừa

Tham vấn bác sĩ

Bệnh vẩy nến là một trong những bệnh ngoài da phổ biến tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Bệnh tiến triển mạn tính, hay tái phát và khó chữa dứt điểm. Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để có cách phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị kịp thời qua các câu hỏi ngắn sau đây.

Bệnh vẩy nến là gì?

Vẩy nến là một bệnh viêm da mạn tính, rất thường gặp, với khoảng 2 – 3% dân số mắc phải.
Vẩy nến là một bệnh viêm da mạn tính, rất thường gặp, với khoảng 2 – 3% dân số mắc phải.

Vẩy nến là một bệnh viêm da mạn tính, rất thường gặp, với khoảng 2 – 3% dân số mắc phải. Bệnh vẩy nến xảy ra khi các tế bào da phát triển quá nhanh chóng (hiện tượng tăng sinh tế bào da) khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay thế, dồn đống lại tạo thành những mảng dày, đỏ, có vảy bạc hay trắng.

Loại vẩy nến nào phổ biến nhất?

Dạng phổ biến nhất của bệnh vẩy nến là vảy nến thể mảng. Các mảng da thường xuất hiện ở khủy tay, đầu gối và vùng dưới lưng gây ngứa hoặc đau đớn cho người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến là gì?

Mặc dù nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng theo các nhà khoa học bệnh có liên quan tới một vấn đề xảy ra với các tế bào máu được gọi là tế bào T. Những tế bào này thường di chuyển trong các mạch máu để chống nhiễm trùng, nhưng ở người bệnh vẩy nến, chúng lại chuyển sang tấn công các tế bào da của cơ thể do nhầm lẫn.

Gen có liên quan tới sự phát triển của bệnh vẩy nến?

Một số gen nhất định có liên quan đến bệnh vẩy nến. Những người mang các gen này có nhiều nguy cơ phát triển bệnh vẩy nến hơn.
Một số gen nhất định có liên quan đến bệnh vẩy nến. Những người mang các gen này có nhiều nguy cơ phát triển bệnh vẩy nến hơn.

Một số gen nhất định có liên quan đến bệnh vẩy nến. Những người mang các gen này có nhiều nguy cơ phát triển bệnh vẩy nến hơn những người không có. Tuy nhiên bệnh vẩy nến không chỉ do gen. Các nhà khoa học cho rằng bệnh xảy ra khi một yếu tố nào đó trong môi trường kích hoạt ở những người có một hoặc nhiều gen làm tăng khả năng phát triển bệnh.

Những yếu tố nào trong môi trường có thể gây ra bệnh vẩy nến?

  • Căng thẳng kéo dài (stress)
  • Thời tiết lạnh
  • Hút thuốc hoặc sử dụng rượu nặng
  • Nhiễm khuẩn.
  • Do thuốc: một số loại thuốc: (corticosteroid, beta blockers…) khi sử dụng một thời gian dài có thể phát sinh bệnh vảy nến.
  • Những tổn thương ở da như vết cắt hoặc vết bỏng

Bệnh vẩy nến được chẩn đoán như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh vẩy nến chỉ đơn giản bằng cách kiểm tra làn da của người bệnh. Để khẳng định chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện sinh thiết, trong đó một mẩu nhỏ của da được lấy ra để quan sát dưới hiển vi.
Bệnh vẩy nến được điều trị như thế nào?

Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho bệnh vẩy nến, bao gồm thuốc (uống và bôi) hoặc quang trị liệu (phototherapy) và chiếu tia cực tím UVB...
Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho bệnh vẩy nến, bao gồm thuốc (uống và bôi) hoặc quang trị liệu (phototherapy) và chiếu tia cực tím UVB…

Mục tiêu điều trị của bệnh vẩy nến là làm chậm tiến triển của bệnh bằng cách tác động vào quá trình tăng trưởng của tế bào da.
Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho bệnh vẩy nến, bao gồm thuốc (uống và bôi) hoặc quang trị liệu (phototherapy) và chiếu tia cực tím  UVB, chiếu tia laser xung nhuộm màu…
Lưu ý các thuốc điều trị bệnh vảy nến có nhiều tác dụng phụ, nên cần có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc da liễu.

Có phương pháp điều trị tự nhiên nào cho bệnh vẩy nến không?

Trong một số trường hợp, các phương pháp điều trị tự nhiên có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng do bệnh vẩy nến gây ra. Có rất nhiều phương pháp tự nhiên mà người bệnh có thể thử áp dụng tuy nhiên nên nhớ tuyệt đối không bao giờ sử dụng chúng để thay thế thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác mà bác sĩ điều trị đã hướng dẫn.

Bệnh vẩy nến ảnh hưởng tới cảm xúc như thế nào?

Quá trình điều trị đòi hỏi sự kiên trì, bệnh cũng có nguy cơ tái phát cao có thể khiến nhiều người rơi vào tình trạng lo lắng,
Quá trình điều trị đòi hỏi sự kiên trì, bệnh cũng có nguy cơ tái phát cao có thể khiến nhiều người rơi vào tình trạng lo lắng, buồn bã.

Người bị mắc bệnh vẩy nến thường cảm thấy kém tự tin trong giao tiếp, đặc biệt nếu vảy nến xảy ra ở những phần cơ thể thường lộ ra ngoài. Nhiều người chọn mặc đồ quần áo dài để che đi vùng da bị ảnh hưởng. Trong khi đó nhiều người khác lại từ chối tham gia các hoạt động thể thao khiến vùng da bị ảnh hưởng dễ bị lộ.
Đau, ngứa và các triệu chứng khác cũng dễ khiến cho người bệnh cảm thấy chán nản. Quá trình điều trị đòi hỏi sự kiên trì, bệnh cũng có nguy cơ tái phát cao có thể khiến nhiều người rơi vào tình trạng lo lắng.

Những vấn đề sức khỏe khác có liên quan tới bệnh vẩy nến là gì?

Có đến 30% bệnh nhân vẩy nến cuối cùng sẽ tiếp tục phát triển thành bệnh viêm khớp vẩy nến. Đây là một bệnh gây đau và sưng ở các khớp. Các bệnh hoặc những vấn đề sức khỏe khác  có nhiều nguy cơ xảy ra ở những người bị bệnh vẩy nến bao gồm bao gồm:

  • Bệnh tim và nhồi máu cơ tim
  • Bệnh tiểu đường
  • Cao huyết áp
  • Đột quỵ
  • Xơ vữa động mạch
  • Bệnh Crohn
  • Ung thư
  • Hội chứng chuyển hóa (một nhóm các tình trạng, bao gồm tăng huyết áp, tăng insulin, thừa mỡ quanh vòng eo hoặc cholesterol trong máu cao, thường xảy ra cùng với nhau làm tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường)
  • Béo phì
  • Bệnh gan.

Các thông tin về chẩn đoán và điều trị bệnh vảy nến trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital