Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Tầm soát ung thư » Điều trị ung thư vú thường gặp những khó khăn gì?

Nguyễn Quỳnh Phương Tầm soát ung thư Đã hỏi: Ngày 03/05/2021

Điều trị ung thư vú thường gặp những khó khăn gì?

Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm. Thưa bác sĩ, bệnh nhân điều trị ung thư vú có gặp khó khăn gì không?

0 bình luận 1.078 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Bùi Thị Phương Đã trả lời: Ngày 03/05/2021
Tầm soát ung thư

Chào bạn,

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Hệ thống Y tế Thu Cúc.

Sau đây tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất, chiếm gần 12% số ca mới mỗi năm theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo độ tuổi. Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư vú nhiều nhất là do tiền sử gia đình mắc bệnh và bất kỳ người phụ nữ trên 40 tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh cao. 

Dưới đây là hướng dẫn kiểm tra cho phụ nữ bình thường có nguy cơ mắc bệnh theo từng độ tuổi:

Độ tuổi
>39 tuổiKiểm tra vú hàng tháng định kỳ
40 – 49 tuổi– Chủ động kiểm tra vú hàng tháng

– Trao đổi mọi sự bất thường của vú với bác sĩ

50 – 69 tuổiTầm soát ung thư vú định kỳ mỗi năm

Theo nghiên cứu,  phụ nữ mắc bệnh ung thư vú thường đối mặt với nhiều khó khăn về mặt xã hội, tinh thần khi lựa chọn phác đồ điều trị. Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức xã hội, văn hóa, điều kiện y tế, tài chính và sự kỳ vọng khác nhau của mỗi cá nhân, nhất là ở khu vực nước ta. Lo lắng bao gồm phác đồ điều trị, tác dụng phụ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài, sinh hoạt tình dục, khả năng sinh sản và sức khỏe tổng quát về mặt thể chất lẫn tinh thần. Chị em còn thường lo nghĩ những điều này ảnh hưởng đến gia đình và tương lai thế nào.

Đôi khi bác sĩ cần can thiệp và đưa ra quyết định thay cho bệnh nhân, nhất là trong trường hợp bệnh nhân gặp khó khăn về mặt tinh thần và không thể đưa ra quyết định. Các bác sĩ thảo luận về các mục tiêu và lựa chọn điều trị với thành viên trong gia đình trước khi tiến hành bước tiếp theo.

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc. Đầu tiên là can đảm để chấp nhận điều trị, đến việc tham gia điều trị và ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Khi kết thúc phác đồ, họ có thể phải đối mặt với nguy có tái phát, phải đưa ra những quyết định cho tương lai của bản thân và gia đình.

Bệnh nhân có thể quyết định từ chối hoặc ngừng điều trị. Lúc này, bác sĩ có thể đảm nhận vai trò tiên quyết hơn trong việc giúp bệnh nhân giải quyết các mối quan tâm. Điều quan trọng là tìm được lý do chính khiến bệnh nhân từ chối điều trị và giúp giải quyết. Trong đa số trường hợp, kết nối với người thân, gia đình với bệnh nhân rất quan trọng. 

Hy vọng câu trả lời trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc của quý vị.

Chúc bạn nhiều sức khỏe

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital