Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Nội tiết » Chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường type 2

Nguyễn Thị Yến Nội tiết Đã hỏi: Ngày 28/05/2021

Chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường type 2

Chào bác sĩ, tôi bị tiểu đường type 2. Bác sĩ dặn là phải kiểm soát tốt đường huyết. Bác sĩ cho tôi hỏi chế độ ăn uống cần lưu ý những gì để lượng đường huyết duy trì ổn định. Trước đây tôi rất thích ăn đồ ngọt và chất béo, giờ có cách nào để từ bỏ thói quen ăn nhiều đường và chất béo không ạ?

0 bình luận 1.031 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Bác sĩ CKI Phạm Thị Thu Hà Đã trả lời: Ngày 28/05/2021
Nội tiết

Chào chị Yến,

Với những người bị bệnh tiểu đường, kiểm soát dinh dưỡng qua chế độ ăn uống là vấn đề then chốt để kiểm soát đường huyết, giúp ổn định lượng đường huyết.

Để tránh tăng hay hạ huyết áp cho người bị tiểu đường, chị Yến nên tuân thủ mọt số nguyên tắc sau:

– Nên ăn ổn định số lượng glucid (chất bột đường) trong các bữa ăn phù hợp với mình.

– Lựa chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (<55%), cần phối hợp các thực phẩm có nhiều chất xơ như gạo lứt, bánh mỳ đen, rau, củ,… mỗi ngày (ăn từ 300g – 500g rau).

– Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn ba bữa chính và có thêm ít nhất một bữa phụ, tránh ăn no vào 1 bữa.

– Ăn đúng bữa, đúng giờ. Không bỏ bữa ăn ngay cả khi ốm hoặc cảm thấy mệt mỏi và không muốn ăn.

– Tránh ăn và/hoặc uống các thực phẩm nhiều đường, đường hấp thu nhanh như đường kính, đường mật, mật ong, các loại mứt, quả chín khô, kẹo, socola, nước ngọt đóng chai.

– Hạn chế ăn các thực phẩm nguồn gốc động vật có nhiều mỡ, cholesterol (thịt mỡ, mỡ, bơ, phủ tạng động vật…). Nên ăn các thực phẩm có chứa chất béo tốt cho sức khỏe như đậu phụ, vừng lạc, cá…

– Ăn dầu thực vật thay cho mỡ động vật và ở dạng trộn nộm, salad. Hạn chế các món xào nhiều dầu hoặc mỡ, các món rán, nướng…

– Ăn nhạt, tránh ăn mặn, nhất là với những người bị tăng huyết áp, suy thận.

– Không uống bia, rượu,

– Duy trì cân nặng hợp lý

– Uống thuốc theo chỉ dẫn và thăm khám sức khỏe định kỳ.

Nếu thèm ăn ngọt, thích ăn chất béo bạn cần từ bỏ dần dần bằng cách:

– Mỗi khi thèm ăn thức ăn giàu đường/béo, hãy thay thế bằng rau luộc, canh, các loại hạt. Khi thèm uống đồ ngọt hãy thay thế bằng nước lọc.

– Hạn chế đến những nơi có bán nhiều thức ăn nhanh. Khi biết trước phải đến những nơi bán thức ăn nhanh, hãy ăn uống lành mạnh trước ở nhà để tạo cảm giác no bụng.

– Tham gia nhóm những người thừa cân, béo phì để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm giảm cân.

– Lập danh sách những tác hại của béo phì mang lại và cài đặt vào màn hình điện thoại tự nhắc nhở mỗi ngày.

– Hãy lựa chọn một hình tượng cá thể cùng giới và có các chỉ số cơ thể lý tưởng mà bạn ngưỡng mộ để tạo động lực mỗi ngày.

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
  • Bệnh tiểu đường có lây không?

    Tôi năm nay 25 tuổi, hôm trước đi khám thấy chỉ số đường cao và được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Nhà tôi có mẹ và anh trai đều mắc bệnh này. Vậy có phải tôi lây từ mẹ và anh tôi không thưa bác sĩ?

  • Xét nghiệm nội tiết gồm những gì?

    Chào bác sĩ, tôi năm nay 40 tuổi, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, có dấu hiệu sụt cân nhanh, kinh nguyệt không đều, cổ to hơn bình thường. Chị gái tôi nói rất có thể tôi có vấn đề về nội tiết,  nên đi khám và xét nghiệm nội tiết để tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ cho tôi hỏi xét nghiệm nội tiết trong trường hợp này có giúp tôi tìm ra bệnh không và tôi cần làm những xét nghiệm nào?

  • Công dụng của các loại thuốc điều trị đái tháo đường type 2 là gì?

    Chào bác sĩ, tôi năm nay 51 tuổi, mới được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 2. Bác sĩ có kê cho tôi một số loại thuốc uống nhưng tôi không hiểu rõ về công dụng và cơ chế tác dụng của từng loại. Bác sĩ có thể giải thích rõ cho tôi được không?

  • Thuốc Corticosteroid ảnh hưởng đến hệ nội tiết như thế nào?

    Chào bác sĩ, con em bé hay bị viêm phế quản, viêm khớp. Bác sĩ kê cho cháu thuốc có thành phần Corticosteroid, em tìm đọc thì được biết nếu sử dụng thuốc Corticosteroid trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới hệ nội tiết (tuyến thượng thận) bác sĩ cho em hỏi có đúng không ạ?

  • Xuất tinh sớm do bất thường về hormone, nguyên nhân và tác hại

    Chào bác sĩ, chồng em bị tiểu đường type 2 đang điều trị và hay bị xuất tinh sớm. Vì vậy anh ấy luôn cảm thấy rất buồn chán. Em đã động viên anh ấy đi khám về vấn đề xuất tinh sớm anh ấy còn ngại. Em tìm hiểu thì được biết xuất tinh sớm do bất thường về hormone trong cơ thể nên định cho anh ấy đăng ký khám chuyên khoa nội tiết. Xin bác sĩ tư vấn cụ thể hơn giúp em về các nguyên nhân có thể gây xuất tinh sớm và tác hại của xuất tinh sớm với ạ.

  • Mệt mỏi sạm da có phải là triệu chứng của nang giáp thể keo không?

    Chào bác sĩ, tôi 47 tuổi, vừa đi khám tuyến giáp được chẩn đoán là bị nang keo lành tính. Bệnh này không cần mổ hay uống thuốc gì cả. Nhưng khi về nhà tôi vẫn thấy mệt mỏi và sạm da, cũng không biết có liên quan gì đến u này không? Bác sĩ có thể giải đáp giúp tôi và cho biết tôi nên làm gì bây giờ ạ? 

  • Rối loạn cương dương có phải do rối loạn nội tiết không?

    Chào bác sĩ, năm nay tôi 45 tuổi. 3 tháng trở lại đây tôi gặp chút vấn đề trong “chuyện ấy”. Cậu nhỏ của tôi không thể cương cứng như trước, ham muốn tình dục của tôi cũng giảm rõ rệt khiến chất lượng “cuộc yêu” của vợ chồng tôi giảm sút. Xin bác sĩ cho biết có phải tôi bị rối loạn cương dương không? Nguyên nhân có phải do rối loạn nội tiết không?

  • Nhận dạng bướu cổ và nguyên nhân gây bướu cổ

    Chào bác sĩ, gần đây cháu thấy cổ họng hơi sưng, nuốt nước bọt hơi đau đau đau, thỉnh thoảng có ho và khó nuốt. Cháu không biết có phải bị bướu cổ không. Bác sĩ cho cháu hỏi làm thế nào để nhận dạng bướu cổ và nguyên nhân gây bướu cổ là gì ạ?

  • Rong kinh nguyệt do mất cân bằng hormone là như thế nào?

    Chào bác sĩ, kinh nguyệt của cháu thường ra nhiều và kéo dài. Cháu tìm hiểu thì được biết đây là tình trạng rong kinh. Bác sĩ cho cháu hỏi rong kinh có thể do những nguyên nhân nào? Cháu nên làm gì ạ?

  • Có những nguyên nhân nào gây suy giảm chức năng nội tiết?

    Bạn tôi vừa đi khám và được kết luận là bị suy chức năng tuyến nội tiết. Bác sĩ cho tôi hỏi đó có phải là bệnh nội tiết không? Có những nguyên nhân nào gây ra bệnh này và bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital