Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Chuyên mục khác » Cấp cứu người đuối nước như thế nào?

Huyền Trang Trần Chuyên mục khác Đã hỏi: Ngày 26/05/2021

Cấp cứu người đuối nước như thế nào?

Bác sĩ hướng dẫn giúp tôi cách cấp cứu cho người bị đuối nước ạ. Cảm ơn bác sĩ.

0 bình luận 541 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Quyết Đã trả lời: Ngày 26/05/2021
Chuyên mục khác

Đuối nước có thể gặp ở mọi đối tượng khi tắm ao, hồ, sông, suối hay bể bơi do chủ quan khi bơi, không khởi động trước khi bơi hoặc không biết bơi mà bị ngã xuống nước… Thậm chí ngay cả những nơi có chứa nước trong gia đình, trẻ nhỏ khi ngã vào gây ngạt cũng rất nguy hiểm.

“Thời gian vàng” cấp cứu trung bình từ 4 – 6 phút cho tất cả trường hợp liên quan đến đường thở và tim mạch vì nó ảnh hưởng đến việc lưu thông máu lên não.

Người bị đuối nước cần được cấp cứu với các bước như sau:

– Bước 1: Nhanh chóng đưa người bị đuối nước ra khỏi mặt nước. Sau đó, đặt họ nằm ở chỗ khô ráo và thoáng khí.

– Bước 2: Nếu người bị đuối nước vẫn còn tỉnh táo, hãy trấn tĩnh và giúp họ thở đều. Nếu người bị đuối nước không tỉnh táo, hãy kiểm tra xem họ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực. Ngoài ra có thể áp mặt vào mũi người bệnh để kiểm tra.

– Bước 3: Dùng tay móc hết các dị vật trong mũi, miệng của người bị đuối nước để khai thông đường thở. Tiếp theo, thực hiện ép tim (đặt tay ở vị trí chính giữa xương ức), hô hấp nhân tạo nếu người bệnh không tỉnh táo.

Có thể phối hợp thực hiện hà hơi thổi ngạt và ép tim sau khi đã khai thông đường thở vì người bị đuối nước có thể vừa ngừng thở, vừa ngừng tim.

– Bước 4: Sau khi người bị đuối nước tỉnh lại cần đặt họ ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh bị ngạt thở.

– Bước 5: Giữ ấm người bị đuối nước bằng cách cởi bỏ quần áo ướt của họ, dùng khăn khô lau người, dùng chăn, quần áo khô đắp lên người họ.

– Bước 6: Người bị đuối nước dù tỉnh táo hay không thì vẫn cần đưa tới cơ sở y tế nhằm kịp thời phát hiện tình trạng phù phổi sau đuối nước. Bởi nếu để lâu, nguy cơ tử vong vẫn tồn tại.

Trường hợp người bị đuối nước ngừng tim, ngừng thở trong quá trình vận chuyển tới bệnh viện, cần thực hiện ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo ngay cả khi đang di chuyển. Việc này nhằm đảm bảo cung cấp oxy cho các tổ chức trong cơ thể, đặc biệt là não, tránh các di chứng gặp phải về sau.

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital