Chào bạn!
Với câu hỏi của bạn tôi xin được giải đáp như sau:
Viêm mũi dị ứng hiện này hầu như không thể điều trị dứt điểm mà chỉ điều trị theo hướng làm thuyên giảm triệu chứng để mang lại cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân. Sau khi điều trị, những triệu chứng này có thể quay trở lại và khiến bệnh nhân cảm giác khó chịu.
Để đề phòng bệnh viêm mũi dị ứng xảy ra, cần làm thêm những lời khuyên sau đây:
– Không nên nuôi những động vật có quá nhiều lông trong nhà như chó, mèo để hạn chế việc dị ứng.
– Vệ sinh những đồ dùng sinh hoạt hằng ngày như chăn, ga, gối, đệm, bọc ghế…
– Giữ vệ sinh nơi ở thật thoáng mát, sạch sẽ, không để nhà cửa ẩm ướt để ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn.
– Vệ sinh cơ thể mỗi ngày, đặc biệt là vệ sinh răng miệng đều đặn.
– Không hút thuốc lá, thuốc lào…
– Không tiếp xúc với những khu vực có nhiều khói bụi, hóa chất độc hại.
– Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi dọn vệ sinh, đi vào những khu vực khói buộc.
– Khi có sự thay đổi thời tiết diễn ra thì cần giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, đặc biệt là vùng cổ và mũi.
– Lựa chọn thực phẩm sao cho không gây dị ứng khi tiêu hóa loại thực phẩm đó.
– Cần bổ sung một số loại thực phẩm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm mũi dị ứng cũng như khả năng tái phát bệnh sẽ bị đẩy lùi, cụ thể là những loại rau quả có chứa nhiều vitamin C, thực phẩm có tính chất ấm như gừng, tỏi… như dân gian vẫn hay áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng, những loại gia vị có tinh dầu, những thực phẩm giàu chất omega-3 như cá hồi, các loại cá khác.
– Cần tránh những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như thức ăn béo, tanh, sữa, đồ ăn có tính cay nóng, những loại thực phẩm có tính chất lạnh như tôm, cua… và một số loại thực phẩm khác gây dị ứng cho cơ thể.
Mặc dù không gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhưng bệnh lý viêm mũi dị ứng cũng khiến bệnh nhân khó chịu vì những triệu chứng như nghẹt mũi, chảy mũi… nên cần được phát hiện, chẩn đoán kịp thời và chính xác, nhất là chẩn đoán phân biệt với bệnh lý viêm xoang, và có hướng điều trị phù hợp.