Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Cách điều trị tình trạng sổ mũi

Phùng Văn Mạnh Đã hỏi: Ngày 26/04/2021

Cách điều trị tình trạng sổ mũi

Tôi bị sổ mũi, nghẹt mũi 2 hôm nay. Bác sĩ có thể mách cho tôi cách điều trị dứt điểm tình trạng sổ mũi không? Cảm ơn

0 bình luận 519 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Bác sĩ Phạm Thanh Thúy Đã trả lời: Ngày 26/04/2021

Chào bạn,

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Hệ thống Y tế Thu Cúc.

Sau đây tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Sổ mũi là tình trạng xảy ra phổ biến ở hầu hết các lứa tuổi khi thời tiết thay đổi, dị ứng hoặc cảm cúm… Hiện tượng sổ mũi là các chất lỏng (dịch nhầy) chảy ra từ đường mũi, điều này thể hiện các niêm mạc bên trong mũi bị viêm. Khi virus hoặc các chất gây dị ứng xâm nhập vào cơ thể, sẽ gây kích ứng niêm mạc mũi và xoang, làm tiết ra chất nhầy. Chất nhầy này có chứa bụi bẩn, virus và vi khuẩn. 

Sau khoảng 2 – 3 ngày, chất dịch nhầy có thể thay đổi màu sắc, biến thành màu trắng đục do môi trường bên trong mũi mất độ ẩm tự nhiên. Nước mũi còn có thể chuyển vàng do các tế bào bạch huyết đào sau khi tiêu diệt vi khuẩn thải ra bên ngoài. Đây được xem là biểu hiện nghiêm trọng của sổ mũi. 

Sau đây tôi xin mách bạn cách điều trị tình trạng tắc nghẽn sổ mũi:

– Uống nhiều nước: Nước có tác dụng làm loãng nước mũi, giúp xì mũi dễ dàng. Nếu có thể không đủ nước, chất nhầy sẽ dính và đặc làm tình trạng nghẹt mũi càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy hãy cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.

– Uống trà ấm: Loại đồ uống ấm nóng thường có tác dụng tốt hơn đồ uống lạnh. Hơi nước ấm sẽ giúp thông thoáng đường mũi. Đặc biệt, một số loại trà thảo mộc giúp chống viêm và kháng histamin như trà hoa cúc, gừng, bạc hà.

– Xông hơi hoặc tắm bằng nước ấm: Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, xông hơi nước nóng giúp giảm tình trạng chảy nước mũi và rút nhanh thời gian phục hồi bệnh. 

– Súc miệng bằng nước muối ấm: Đây là phương pháp đặc trị hiệu quả nhất. Theo đó, đờm và chất dịch nhầy trong cổ họng, khoang mũi sẽ được hóa lỏng, giúp làm sạch cổ họng và loại bỏ vi khuẩn.

Trong trường hợp tình trạng sổ mũi kéo dài không khỏi, bạn nên đến cơ sở y tế khám chuyên khoa để chẩn đoán bệnh lý và điều trị kịp thời.

Hy vọng câu trả lời trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc của quý vị.

Chúc bạn nhiều sức khỏe

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital