Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục Dinh dưỡng – Hệ thống Y tế Thu Cúc.
Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Trẻ thiếu kẽm thường có một số dấu hiệu nhận biết thường gặp như sau:
– Rối loạn giấc ngủ và hành vi
– Vết thương khó lành
– Tiêu chảy mạn tính
– Các bệnh lý về da như eczema, bệnh vẩy nến, mụn trứng cá
– Chậm lớn, còi cọc
– Tóc rụng nhiều
– Móng giòn, yếu, dễ gãy
– Có đốm trắng ở lòng móng, móng có đường sọc
– Dễ bị dị ứng
– Biếng ăn
– Da khô
– Thiếu máu
Tuy nhiên tùy theo cơ địa của từng trẻ mà sự biểu hiện sẽ khác nhau. Đặc biệt, với nhóm trẻ dưới đây nguy cơ thiếu kẽm sẽ cao hơn bình thường:
– Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi
– Trẻ suy dinh dưỡng thiếu cân
– Trẻ sinh non
– Trẻ không được bú sữa mẹ
– Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng
– Trẻ em tuổi học đường
Khi xuất hiện các biểu hiện thiếu kẽm, bạn nên đưa con tới thăm khám tại bệnh viện để biết chính xác mức độ thiếu kẽm và bổ sung đúng lượng. Theo tổ chức Y tế Thế giới thì trẻ cần bổ sung lượng kẽm như sau:
Ghi chú:
* Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn
** Trẻ ăn sữa công thức và trẻ bú mẹ một phần hoặc ăn bổ sung có ít phytate với dung dịch sữa khác
***Trẻ ăn sữa công thức, thức ăn bổ sung có nhiều phytate và protein nguồn thực vật
**** Không áp dụng cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn
Để bổ sung kẽm, có thể cho trẻ uống kẽm hoặc bổ sung qua thực phẩm giàu kẽm như các loại động vật có vỏ (hàu, chai, ốc,…), trứng, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám. Với trẻ sơ sinh ăn sữa mẹ thì mẹ cần bổ sung kẽm để cung cấp kẽm qua sữa mẹ là điều tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin gửi tới bạn, trân trọng cảm ơn!