Bị sỏi thận kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt thì nên chữa như thế nào?

Tiết niệu
Chào bạn, nếu bị sỏi thận kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt thì bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để xác định xem có viêm đường tiết niệu hay không từ đó mới có thể quyết định xử lý. Để chẩn đoán viêm tiết niệu bác sĩ thường cho làm các xét nghiệm như: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, nội soi bàng quang… Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh bị viêm tiết niệu do sỏi thận thì bác sĩ sẽ tùy kích thước sỏi và tình trạng viêm tiết niệu để kê thuốc. – Trường hợp sỏi có thể ra ngoài theo đường tự nhiên, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, kháng sinh để điều trị viêm nhiễm, đồng thời đẩy sỏi ra ngoài theo đường tiểu. – Nếu sỏi quá lớn, phải can thiệp bằng các phương pháp ngoại khoa, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị viêm tiết niệu trước và hẹn lịch tái khám để thực hiện tán sỏi công nghệ cao. Các phương pháp tán sỏi cụ thể là tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi ngược dòng tùy vào vị trí và kích thước sỏi. Các giải pháp này đều an toàn, ít đau, ít xâm lấn và phục hồi nhanh nên bệnh nhân không cần phải quá lo lắng nếu cần tán sỏi.