Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Tim mạch » Bị hẹp van tim thì có thể mang thai được không?

Nguyễn Mạnh Quân Tim mạch Đã hỏi: Ngày 17/02/2021

Bị hẹp van tim thì có thể mang thai được không?

Chào bác sĩ, vợ chồng tôi đã cưới nhau được 1 năm, dự định trong năm nay sẽ có con. Thế nhưng qua khám lâm sàng thì vợ tôi được chẩn đoán là hẹp van tim, vậy bác sĩ cho hỏi vợ tôi bị hẹp van tim thì có thể có thai hay không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?

0 bình luận 939 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh Đã trả lời: Ngày 17/02/2021
Tim mạch

Chào bạn,

Đầu tiên xin được chúc mừng vì vợ chồng bạn đã quyết định thăm khám trước khi có dự định mang thai, nhờ vậy đã phát hiện sớm bệnh hẹp van tim. Đây là một tổn thương của van tim có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nếu không được phát hiện kịp thời và theo dõi sát sao.

Rất nhiều người cho rằng phụ nữ khi có bệnh tim mạch thì không được mang thai, nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm. Phần lớn những phụ nữ có bệnh tim vẫn có thể mang thai an toàn và đẻ con khỏe mạnh nếu đủ điều kiện sức khỏe. Do vợ bạn bị hẹp van tim nên sẽ cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tim mạch trước khi có dự định mang thai để xem vợ của bạn có đủ điều kiện mang thai hay không.

Khi đến thăm khám tại chuyên khoa, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý, sau đó khám lâm sàng và yêu cầu bạn làm một số thăm dò cận lâm sàng cần thiết để có thể đánh giá chức năng của tim và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dựa vào những kết quả xét nghiệm đã được đưa ra, bác sĩ sẽ cho bạn biết với tình trạng này bạn có thể mang thai được an toàn hay không, có những nguy cơ tiềm ẩn gì đối với sức khỏe trong quá trình mang thai, trong đó bao gồm cả sức khỏe của thai nhi và sức khỏe lâu dài của bạn cũng như thai nhi.

Bác sĩ sẽ cùng bạn thảo luận các thuốc cần sử dụng trước khi mang thai. Nếu như vợ của bạn đang sử dụng thuốc, cần phải thông báo và liệt kê cho bác sĩ các loại thuốc các loại thuốc đó (bao gồm cả thuốc được kê đơn và không cần kê đơn). Bác sĩ có thể tham khảo để tăng giảm liều lượng thuốc hoặc kê đơn thuốc khác phù hợp hơn.

Trong trường hợp cần thiết, vợ của bạn có thể phải phẫu thuật trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cho cả mẹ và thai nhi như: suy tim nặng, bệnh tim bẩm sinh…

Ngay cả khi đủ điều kiện mang thai, thai phụ mắc bệnh lý tim mạch cũng không nên chủ quan mà cần chủ động thăm khám thường xuyên để được theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
  • Hồi hộp đánh trống ngực có phải bệnh tim không?

    Gần đây tôi hay bị hồi hộp đánh trống ngực, nhiều khi ngay cả lúc nghỉ ngơi không làm gì. Xin bác sĩ cho biết như vậy có phải là tôi bị bệnh tim mạch không? Các triệu chứng nhận biết sớm nhất của bệnh tim là gì ạ?

  • Uống thuốc loãng máu có cần tránh dùng vitamin K không?

    Tôi mới bị tai biến do xơ vữa mạch máu cách đây vài tháng. Hiện tại tôi đang uống thuốc theo đơn của bác sĩ, trong đó có thuốc loãng máu. Tôi nghe nói các thuốc này kị vitamin K. Có phải vậy không thưa bác sĩ? Tôi cần lưu ý gì khi sử dụng thực phẩm và các sản phẩm hỗ trợ không?

  • Bị tăng huyết áp cần ăn ăn uống và tập luyện như thế nào?

    Tôi bị chẩn đoán cao huyết áp với mức huyết áp thường xuyên đạt 150/90. Tôi cần ăn uống và tập luyện như thế nào để cải thiện bệnh?

  • Làm thế nào để chung sống với bệnh tim bẩm sinh?

    Chào bác sĩ, con tôi mới 6 tháng tuổi nhưng đã được chẩn đoán bị bệnh tim bẩm sinh. Bác sĩ nói con tôi không cần phải phẫu thuật, nếu thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc thì vẫn có thể chung sống bình thường với bệnh cả đời. Vậy tôi phải làm sao để giúp cháu chung sống với bệnh này? Xin bác sĩ chỉ cách chăm sóc cho cháu với ạ?

  • Bị bệnh tim mạch nên nằm ngủ như thế nào?

    Tôi nghe nói tư thế nằm cũng có thể ảnh hưởng đến tim mạch. Vậy bị bệnh tim phải nằm như thế nào mới đúng? Tôi mới được chẩn đoán suy tim nhẹ. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.

  • Tại sao bị bệnh tim lại phải kiêng muối?

    Tôi mới được chẩn đoán là bệnh mạch vành giai đoạn đầu. Trong phần tư vấn dinh dưỡng, bác sĩ viết tôi nên ăn nhạt, hạn chế ăn muối. Tại sao lại như vậy và tôi cần ăn lượng muối bao nhiêu là phù hợp ạ?

  • Bị suy tim thì nên ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc như thế nào?

    Chào bác sĩ, tôi năm nay 55 tuổi, bị bệnh tim đã nhiều năm rồi, cụ thể là tôi bị bệnh mạch vành. Mới đây, các bác sĩ cho biết tôi đã bắt đầu có dấu hiệu suy tim. Vậy tôi cần ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc điều trị như thế nào thưa bác sĩ.

  • Những trường hợp nào cần đi cấp cứu tim mạch?

    Chào bác sĩ, tôi thấy họ hàng của tôi khá nhiều người phải đi cấp cứu vì bệnh tim mạch, đa phần đều tử vong hoặc bị tàn phế sau đó nên tôi rất lo lắng. Bác sĩ có thể cho biết khi nào bệnh tim mạch cần cấp cứu, có những dấu hiệu cảnh báo nào và tôi phải đối phó thế nào khi gặp tình huống đó ạ? Tôi cảm ơn.

  • Tiêm phòng bệnh thấp tim là gì, có tác dụng thế nào?

    Chào bác sĩ, con tôi năm nay 6 tuổi, được chẩn đoán bệnh thấp tim. Bác sĩ nói con tôi cần tiêm phòng lâu dài? Vậy tiêm phòng thấp tim là tiêm thuốc gì, có tác dụng thế nào trong việc trị bệnh? Nên tiêm khi nào và có nguy hiểm gì không? Mong bác sĩ giải đáp giúp ạ. 

  • Bệnh còn ống động mạch là gì? Điều trị như thế nào?

    Chào bác sĩ cháu tôi mới sinh được mấy tháng nhưng đã được chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh, cụ thể là bệnh còn ống động mạch. Tôi nghe lạ quá không biết đây là bệnh gì và có thể chữa khỏi được không thưa bác sĩ?

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital