Bị gout có nguy cơ sỏi thận hay không

Tiết niệu
Bạn thân mến! Bệnh gout là một bệnh gây ra bởi việc tăng acid uric trong máu. Ngoài việc lắng đọng ở các khớp gây bệnh gout thì acid uric còn có thể có mặt ở nhiều cơ quan trong cơ thể trong đó có thận và gây ra sỏi thận. Cùng tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa sỏi thận và bệnh gout nhé.
Thông thường acid uric được thận lọc ra từ máu sẽ được thải qua đường nước tiểu, qua da và đường tiêu hóa. Trung bình acid uric thải qua đường niệu đạo từ 400 – 500mg/24h. Tuy nhiên người bệnh gout sẽ có nồng độ acid uric trong máu cao hơn những người bình thường. Do đó lưu lượng acid uric đi qua thận cao dễ kết tủa muối urat lắng đọng trong hệ thống dẫn niệu và gây sỏi thận.
Acid uric là sản phẩm chuyển hóa purin (hàm lượng cao trong hải sản, thịt bò, thịt chó …). Do đó kiểm soát tốt hàm lượng ACID URIC trong máu giúp phòng ngừa và điều trị bệnh GOUT và SỎI URAT.
Chế độ ăn uống phòng ngừa và kiểm soát bệnh gout và sỏi thận được khuyến khích như sau:
– Uống nhiều nước hỗ trợ điều trị tốt trong các trường hợp bị sỏi thận. Nếu trước đó bạn bị sỏi thận, bạn nên uống ít nhất 14 cốc mỗi ngày để phòng ngừa tái phát.
– Uống nước chanh, nước trái cây nam việt quất (dạng không đường)
– Hạn chế thực phẩm giàu purin như hải sản, thịt bò, thịt chó …
– Không nên uống nhiều bia rượu
Ngoài ra, bạn nên thăm khám và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu gout hay cơn đau bụng, đau lưng để ngăn ngừa bệnh sỏi thận. Chúc bạn luôn vui khỏe!