Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Chuyên mục khác » Bị dị ứng thời tiết có biểu hiện gì?

Đăng Nam Chuyên mục khác Đã hỏi: Ngày 18/02/2021

Bị dị ứng thời tiết có biểu hiện gì?

Tôi bị dị ứng thời tiết, khi trời trở lạnh thường bị nổi mề đay ở tay chân, ngứa ngáy khó chịu. Xin bác sĩ chỉ rõ giúp tôi bệnh này có những biểu hiện gì? Tôi nên xử trí ra sao?

0 bình luận 1.202 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Bác sĩ CKII Đặng Thị Nga Đã trả lời: Ngày 18/02/2021
Chuyên mục khác

Dị ứng thời tiết là tình trạng phổ biến trong đời sống hằng ngày, bắt nguồn từ sự thay đổi nhiệt độ nóng/ lạnh hoặc độ ẩm, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc là thay đổi nồng độ phấn hoa trong không khí.

Các dấu hiệu của dị ứng thời tiết thường bao gồm:

– Da ửng đỏ kèm theo ngứa dai dẳng, có dấu hiệu mề đay trên da.

– Nổi mề đay, mảng mề đay dày, phù, có màu trắng hoặc hồng, có thể song song xuất hiện với dấu hiệu mẩn ngứa.

– Viêm mũi dị ứng: người bệnh cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt khó chịu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung,… Cảm giác khó chịu vùng mũi thông thường xuất hiện theo từng đợt, kéo dài khoảng từ 20-30 phút.

– Chàm bội nhiễm: nổi mẩn đỏ có thể kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gầu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt. Tình trạng này thường kéo dài và ảnh hưởng tới làn da của người bệnh. Người bệnh cần thăm khám và can thiệp sớm để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và ngăn ngừa chàm bội nhiễm tiến triển nặng hơn.

– Khò kè, ho hoặc khó thở: các triệu chứng thường tái diễn nhiều lần mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc chuyển mùa. Người bệnh cần đi khám sàng lọc phát hiện sớm hen phế quản để kiểm soát bệnh ổn định tránh chuyển nặng gây đe dọa tính mạng. Triệu chứng này đặc biệt phổ biến ở trẻ em hoặc những người được chẩn đoán hen phế quản trước đó nhưng chưa kiểm soát bệnh tốt.

Để điều trị chứng dị ứng thời tiết, bạn cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây và có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đồng thời nên tránh tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc đồ uống có cồn để tránh kích thích tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng.

Trong trường hợp các biện pháp giảm dị ứng không có kết quả, bạn nên thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng.

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital