Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Gan mật » Bệnh viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Nguyễn Như Tâm Gan mật Đã hỏi: Ngày 01/02/2021

Bệnh viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Chào bác sĩ, mới đây khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, cháu được chẩn đoán là bị viêm gan B. Cháu rất lo lắng không biết bệnh này có lây qua đường ăn uống không? Làm thế nào để phòng tránh lây lan cho những người xung quanh ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp cháu.

2 bình luận 1.827 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Thành Đã trả lời: Ngày 01/02/2021
Gan mật

Chào bạn, 

Câu hỏi của bạn cũng là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân viêm gan B. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có một nghiên cứu cho thấy virus viêm gan B có thể lây truyền qua những con đường tiếp xúc thông thường như: ôm hôn, bắt tay, ho, hắt hơi, ăn chung mâm, dùng chung bát đĩa… Do đó, khi được chẩn đoán bị viêm gan B, người bệnh không nên quá lo lắng.

Vậy viêm gan B lây qua những con đường nào?

Có 3 con đường lây nhiễm viêm gan B chủ yếu bao gồm:

Đường máu: Virus viêm gan B có khả năng lây truyền qua đường máu. Khi người lành nhận máu từ người bệnh thì sẽ dễ bị mắc bệnh này. Cách thức lây nhiễm bao gồm: dùng chung kim tiêm và các dụng cụ có vấy máu của người bệnh như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kim châm cứu, dụng cụ xăm, xỏ lỗ tai…

Đường tình dục: Virus viêm gan B có ở trong tinh dịch và chất dịch âm đạo của bệnh nhân viêm gan B có thể truyền cho người bình thường thông qua quan hệ tình dục cùng giới hoặc khác giới.

Từ mẹ sang con: Những thai nhi có mẹ bị mắc viêm gan B có khả năng cao mắc bệnh này khi chào đời. Tỉ lệ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con trong các giai đoạn thai kỳ như sau: Trong 3 tháng đầu, tỷ lệ lây nhiễm chỉ khoảng 1%; trong 3 tháng giữa của thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm là 10% và trong 3 tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm lên đến 70%. Nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau sinh thì nguy cơ mẹ truyền bệnh sang cho thai nhi có thể lên tới 90%.

Khi phát hiện mình bị nhiễm viêm gan B, người bệnh cần phòng ngừa cho bản thân và những người thân khác trong gia đình bằng các biện pháp sau:

– Tiêm phòng vắc xin viêm gan B ngay trong những năm tháng đầu đời vì hiện nay đây vẫn là phương pháp phòng ngừa viêm gan B hiệu quả nhất. Đặc biệt, nếu mẹ bị viêm gan B thì em bé sau khi sinh ra cần được tiêm vắc xin phòng bệnh ngay tại phòng sinh.

– Không sử dụng chung các vật dụng có khả năng vấy máu như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dùng chung bơm kim tiếm,…

– Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su và các biện pháp phòng tránh an toàn khác.

– Khám sàng lọc trước khi có ý định mang thai và duy trì khám suốt quá trình mang thai để phát hiện và điều trị viêm gan B kịp thời, tránh lây nhiễm cho thế hệ sau.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bệnh nhân vui lòng liên hệ để được giải đáp chi tiết.

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
2 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
thảo long
thảo long
6 tháng trước

viêm gan B mạn có lây qua đường ăn uống tiếp xúc k ạ

TCI Hospital
TCI Hospital
6 tháng trước
Trả lời   thảo long

Chào bạn, Viêm gan B (hepatitis B) là một bệnh viêm nhiễm gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Bệnh này thường lây truyền qua tiếp xúc với các chất lỏng cơ thể của người nhiễm viêm gan B, chẳng hạn như máu, nước tiểu, dịch âm đạo, và dịch phổi. Các hình thức lây truyền phổ biến của viêm gan B bao gồm:

1. Tiếp xúc với máu nhiễm viêm gan B: Đây là cách phổ biến nhất mà virus HBV lây truyền. Nếu bạn tiếp xúc với máu nhiễm viêm gan B thông qua chia sẻ kim tiêm, dụng cụ cắt cạo, hoặc qua các vết thương trên da, bạn có nguy cơ nhiễm viêm gan B.

2. Tiếp xúc tình dục: Virus HBV cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc tình dục với người nhiễm viêm gan B, đặc biệt là qua quan hệ tình dục không bảo vệ hoặc qua các hoạt động tình dục khác nhau.

3. Từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai nhiễm viêm gan B có thể lây truyền virus cho thai nhi trong bụng hoặc sau khi sinh ra qua tiếp xúc với máu và các chất lỏng cơ thể khác của mẹ.

4. Tiếp xúc tại nơi làm việc hoặc trong môi trường gia đình: Tiếp xúc với các dụng cụ y tế chưa được làm sạch và khử trùng hoặc chia sẻ vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, lưỡi cạo râu, hoặc các vật dụng có thể chứa máu nhiễm viêm gan B cũng có thể gây lây truyền.

Tuy nhiên, viêm gan B không lây truyền thông qua đường ăn uống thông thường. Để ngăn ngừa viêm gan B, bạn nên tiêm phòng bằng vắc-xin viêm gan B, tuân thủ các biện pháp an toàn khi có tiếp xúc với người khác hoặc chất lỏng cơ thể của họ, và tránh chia sẻ các vật dụng cá nhân có thể tiếp xúc với máu.

Câu hỏi liên quan
  • Ung thư gan sống được bao lâu?

    Chào bác sĩ! tôi năm nay 65 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường xuyên bị đau ở vùng hạ sườn phải, thấy da vàng đi nên đi khám thì được chẩn đoán là mắc ung thư gan. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh ung thư gan sống được bao lâu? Có thể chữa khỏi được không? Tôi xin cảm ơn!

  • Gan bị xơ hóa do rượu có thể phục hồi không?

    Tôi năm nay 30 tuổi, do tính chất công việc thường xuyên phải tiếp khách nên tôi uống khá nhiều rượu, bia. Gần đây, tôi cảm thấy thường xuyên cảm thấy đau bụng, khó tiêu, cơ thể mệt mỏi, khi đi khám thì bác sĩ nói tôi đã bị xơ gan do rượu. Vậy xơ gan do rượu là gì và có thể phục hồi không ạ?

  • Da bị vàng có phải là bệnh gan không?

    Khoảng nửa năm nay, tôi thấy da dẻ ngày càng vàng vọt, thiếu sức sống. Không biết có phải tôi bị bệnh gan rồi không bác sĩ?

  • Gan thô có phải là xơ gan không? Nên làm gì khi có chẩn đoán gan thô?

    Tôi 40 tuổi, sống ở Hà Nội. Gần đây tôi cảm thấy mệt mỏi chán ăn nên đi khám thì các chỉ số đều bình thường, chỉ có siêu âm thì kết quả có chút bất thường là cấu trúc gan thô nhẹ, nhưng bờ đều. Bác sĩ nói chưa cần dùng thuốc. Cho tôi hỏi gan thô có phải là xơ gan không, nên khám tiếp hay điều trị như thế nào ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  • Viêm gan B có chữa khỏi được không?

    Trong lần kiểm tra sức khỏe vừa rồi, tôi được chẩn đoán viêm gan B. Tôi nghe nói bệnh này rất dễ lây và không thể chữa khỏi được nếu đã bị nhiễm trên 6 tháng. Bác sĩ cho tôi hỏi có đúng không ạ?

  • Viêm gan D là gì? Có nguy hiểm không?

    Mới đây khi đi kiểm tra sức khỏe, tôi phát hiện mình bị viêm gan D. Bác sĩ cho tôi hỏi viêm gan D là gì và có nguy hiểm như viêm gan B không? Trước đó, tôi đã bị viêm gan B mạn tính, đến nay vẫn đang điều trị.

  • Chẩn đoán gan nhiễm mỡ cần làm những xét nghiệm nào?

    Từ sau khi sinh con, cân nặng của tôi tăng chóng mặt, lớp mỡ quanh bụng cứ ngày một dày lên khiến tôi cảm thấy rất mất tự tin. Một vài người còn bảo tôi có khi bị gan nhiễm mỡ rồi. Lúc đầu tôi chỉ nghĩ là trêu đùa thôi, nhưng càng ngày càng thấy mệt mỏi, nặng nề, da vàng hơn nên tôi muốn đi khám thử xem. Vậy bác sĩ cho hỏi nếu muốn kiểm tra gan có nhiễm mỡ hay không thì cần làm những xét nghiệm gì?

  • Bị viêm gan B có cần dùng thuốc điều trị không và dùng như thế nào?

    Chị gái tôi 36 tuổi, mới được chẩn đoán viêm gan B mạn tính. Tôi muốn hỏi, bệnh này có cần điều trị bằng thuốc không và nếu có thì dùng loại thuốc gì, dùng như thế nào ạ? 

  • Bệnh sán lá gan có nguy hiểm không?

    Tôi rất thích ăn các các loại rau sống, gỏi, cá sống. Nghe nói như vậy sẽ dễ bị mắc bệnh sán lá gan. Vậy bệnh sán lá gan là gì và có nguy hiểm không thưa bác sĩ?

  • Tôi uống rất ít rượu, bia sao vẫn bị viêm gan do rượu?

    Gần đây tôi đi khám và phát hiện mình bị viêm gan do rượu. Tôi không có thói quen uống rượu thường xuyên, chỉ thỉnh thoảng khi đi tiếp khách có nhấp môi xã giao thôi. Vậy tại sao tôi vẫn bị viêm gan do rượu. 

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital