Trang chủ » Hỏi đáp chuyên gia » Tầm soát ung thư » Bệnh ung thư có di truyền không và cách phòng ngừa?

Hoàng Quân Tầm soát ung thư Đã hỏi: Ngày 05/02/2021

Bệnh ung thư có di truyền không và cách phòng ngừa?

Thưa bác sĩ, bệnh ung thư có yếu tố di truyền không ạ? Và làm cách nào để phòng tránh được ung thư ạ?

0 bình luận 1.625 lượt xem
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc - Thu Cuc Hospital
Bác sĩ CKII Đặng Thị Nga Đã trả lời: Ngày 05/02/2021
Tầm soát ung thư

Chào bạn! Với câu hỏi của bạn, tôi xin được tra lời như sau:

Ung thư vẫn được coi là loại bệnh không có tính truyền nhiễm từ người này sang người khác do tiếp xúc dù là ung thư đường hô hấp hay bất kỳ loại ung thư nào khác. Nhưng có một số loại ung thư có nguy cơ di truyền từ người thân trong gia đình.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, giữa ung thư, gen và các đột biến liên quan có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tế bào ung thư di truyền được lưu lại trong cơ thể thế hệ sau dưới dạng tế bào mầm. Theo thời gian và những ảnh hưởng từ thói quen, lối sống, môi trường trong quá trình sống, các tế bào này phát sinh đột biến, kết quả là thế hệ sau mắc bệnh di truyền từ cha mẹ.

Dựa trên những thông tin thu thập được, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng có 12 loại ung thư có nguy cơ di truyền, chúng khác nhau về mặt tần suất, sử dụng các gen cụt làm nền. Những loại gen này đôi khi được coi là đột biến vô nghĩa vì gen không thể thực hiện đúng chức năng. Trong số 12 loại ung thư, nguy cơ di truyền cao nhất là ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, tiếp theo đó là ung thư dạ dày, và ung thư vú. 4 loại ung thư có đột biến di truyền là ung thư tuyến tiền liệt, đầu và cổ, thần kinh đệm và phổi. Nếu một người có người thân gần gũi (bố mẹ, anh chị em) bị loại ung thư này thì khả năng mắc bệnh của họ có thể tăng lên.

Với những người có người thân từng mắc bệnh ung thư, đặc biệt là bệnh nằm trong 12 loại bệnh ung thư có nguy cơ di truyền cao, cần sàng lọc ung thư sớm, để loại bỏ lo lắng về bệnh ung thư có di truyền không.

Sàng lọc sớm được coi là “chìa khóa vàng” để phát hiện ung thư sớm, và là phương pháp ngăn chặn và phòng tránh ung thư hiệu quả, giảm nguy cơ tử vong và chi phí cho người bệnh. Thực tế cho thấy hiện nay phần lớn các bệnh nhân ung thư đều đến khám trong tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn. Khi phát hiện và chẩn đoán xác định rõ ràng, cụ thể thì người bệnh thường ở vào giai đoạn cuối; ngoài khối u được phát hiện đã phát sinh thêm tình trạng nổi các hạch vùng và di căn đi nơi khác.

Việc phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh ung thư có ý nghĩa quyết định sống còn, bởi nó ảnh hưởng quyết định rất lớn đến thái độ xử trí biện pháp can thiệp, kết quả điều trị và tiên lượng bệnh; có nghĩa là ung thư chẩn đoán sớm sẽ giúp việc điều trị có kết quả.

Trả lời
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả
Câu hỏi liên quan
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital